Người mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ suy giảm trí nhớ, không tự thực hiện các hoạt động hàng ngày, rối loạn tâm thần và tạo thách thức lên hệ thống y tế quốc gia. GS. Phạm Thắng, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam, nói như trên tại Chương trình hưởng ứng ngày bệnh Alzheimer thế giới, diễn ra ở Bệnh viện Lão khoa Trung ương hôm 21/9. Ông cho rằng bệnh Alzheimer là thảm họa của người cao tuổi ở thế kỷ 21, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng sa sút trí tuệ, vừa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, vừa tạo gánh nặng cho gia đình, cộng đồng cũng như toàn xã hội. "Đây là thách thức lớn lên hệ thống y tế, đặc biệt ở quốc gia đang phát triển", giáo sư nói. Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với 12 triệu người trên 65 tuổi, tuổi thọ trung bình là 75. Năm 2019 nhóm người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số và đến năm 2050, con số này ước tính hơn 25%. Cơ quan Liên Hợp Quốc đánh giá từ nay đến năm 2050, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Con số này được dự báo đạt 82 triệu người vào năm 2030, và 152 triệu người vào năm 2050. Tổng chi phí xã hội toàn cầu cho sa sút trí tuệ năm 2019 là 1.300 tỷ USD và dự báo có thể vượt quá 2.800 tỷ USD vào năm 2030 khi số người bị sa sút trí tuệ và chi phí chăm sóc họ đều tăng lên. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già", làm gia tăng số lượng người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ. "Hầu hết người bệnh đến khám ở giai đoạn tương đối muộn, thường sau một đến hai năm có triệu chứng", PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương nói. Tại Việt Nam, số bệnh nhân Alzheimer đang có xu hướng gia tăng do cuộc sống hiện đại nhiều áp lực, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, gây suy giảm trí nhớ sớm. Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân Alzheimer. Ảnh: Thùy An Các dấu hiệu cảnh báo như suy giảm trí nhớ tăng dần, giảm khả năng phán đoán, khó hoàn thành các công việc hàng ngày. Nhiều người bị nhầm lẫn về thời gian và địa điểm, để nhầm vị trí các đồ vật và mất khả năng tìm lại. Khó khăn trong nhận biết không gian và hình ảnh, khó lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, thay đổi cảm xúc và tính cách. Bác sĩ khuyến cáo những ai hay quên liên tục từ 6 tháng trở lên, nhất là người lớn tuổi, cần được quan sát, khám sức khỏe thần kinh định kỳ để nhận biết và điều trị sớm Alzheimer. Những người trẻ có nguy cơ mạch máu như cao huyết áp, đái tháo đường, kèm triệu chứng hay quên sớm hơn 40 tuổi, cũng có nguy cơ. Mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái để phòng ngừa bệnh. Bệnh Alzheimer tàn phá bộ não như thế nào. Video: Independent Thùy An Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress