Bệnh nhi trong đám cháy chung cư phục hồi tâm lý khi gặp bố mẹ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Sep 15, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 113)

    Hà NộiThấy bố mẹ từ Khoa Cấp cứu sang thăm, bé trai 9 tuổi và bé gái 6 tuổi đang ở Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, lao ra ôm chầm.


    Trước đó, sau gần hai ngày xảy ra vụ cháy chung cư mini, hai bé vẫn không chịu ăn uống, hỏi không đáp, được các cô điều dưỡng chăm sóc. Sáng 14/9, khi bác sĩ gặng hỏi, bé trai 9 tuổi thỏ thẻ "cháu muốn gặp bố mẹ".

    Điều trị ở Khoa Cấp cứu A9, cách Trung tâm Nhi 50 m, vợ chồng anh Hùng và chị Hồng (bố mẹ hai cháu) thấp thỏm, không biết tình hình hai con sau thảm họa. Khi biết tin hai bé cũng nằm ở Bệnh viện Bạch Mai, song mỗi người một nơi, anh chị không khỏi lo lắng. Lúc sức khỏe ổn định, được sự đồng ý của bác sĩ, trưa 14/9, hai vợ chồng đưa nhau sang gặp con.

    Giây phút đoàn tụ, anh Hùng bế con trai, liên tục kiểm tra chân tay, cơ thể con xem có vết thương nào không, dù đôi mắt anh đã bị mờ đi bởi ám khói. Chị Hồng kéo con gái vào lòng, mắt rơm rớm, tay lấy dây buộc lại mái tóc rối của con. Cuộc gặp diễn ra 15 phút cũng đủ khiến vợ chồng anh nhẹ lòng, đặc biệt với người vợ đang điều trị tại Khoa Thần Kinh (chuyển từ Cấp cứu sang). Còn hai bệnh nhi đã ổn định tinh thần, tự chơi, ăn ngủ bình thường, sau khi gặp lại bố mẹ.

    Theo các bác sĩ, trẻ em sau khi trải qua những thảm họa thiên nhiên, tai nạn giao thông, đám cháy, bạo lực, vấn đề đe dọa đến tính mạng, mất đi người thân thường bị chấn thương tâm lý, căng thẳng cấp tính, còn gọi chứng PTSD.

    Trẻ dễ có cảm xúc tiêu cực như hoảng loạn, căng thẳng, lo âu, buồn bã, chán nản, giận dữ, bỏ ăn uống. Nếu bất ổn về tâm lý kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sa sút về học tập, tự đánh giá thấp bản thân, suy nghĩ tiêu cực, lạm dụng chất kích thích.

    Đặc biệt, nhóm nạn nhân vừa chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, chấn thương tâm lý, dễ có ý định tự sát hoặc tự làm bản thân bị thương. Nhóm chứng kiến chịu sang chấn nhẹ hơn, đa số mất ngủ, ám ảnh trong thời gian ngắn.

    "Như vậy, việc được gặp lại bố mẹ giúp các em có cảm xúc tích cực, cảm thấy được yêu thương và an toàn, khả năng bình phục thể chất và tinh thần hiệu quả", bác sĩ nói.


    [​IMG]

    Cuộc đoàn tụ của gia đình anh Hùng tại bệnh viện Bạch Mai sau vụ hỏa hoạn, ngày 14/9. Ảnh: Nguyễn Hạnh


    Anh Hùng kể nửa đêm 12/9, trong căn hộ ở tầng 7, gia đình anh gồm vợ chồng, hai con và bố đẻ, chuẩn bị đi ngủ thì bắt đầu thấy khói nhiều và phát hiện chung cư bị cháy. Nhờ các kỹ năng thoát hiểm, anh cùng gia đình đã cầm cự được đến khi lực lượng cứu hộ cứu.

    Các thành viên trong gia đình anh được vận chuyển trên các chuyên xe cấp cứu khác nhau. Khi nhập viện, họ đều bị ngạt khí, theo dõi ngộ độc CO, hoảng loạn. Riêng anh Hùng, vùng mắt bị ảnh hưởng, nhìn mờ do ám khói. Còn người vợ bị sang chấn tâm lý, phải điều trị thể chất lẫn tinh thần.


    [​IMG]

    Hai con của anh Hùng được bà ngoại chăm sóc sáng 15/9. Ảnh: Lê Nga


    Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ cho biết nơi này đang điều trị 26 bệnh nhân, trong đó có 7 trẻ em. Tất cả được đưa đến trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ, nhiều người thân trong cùng một gia đình nhưng cũng có trường hợp chỉ một mình. Các bác sĩ nỗ lực điều trị, hầu hết sức khỏe bệnh nhân ổn định, các gia đình, người thân đã đoàn tụ, gặp gỡ nhau.

    Vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) xảy ra lúc hơn 23h ngày 12/9. Chung cư này gồm 9 tầng, một tum, với khoảng 45 căn hộ, hơn 150 nhân khẩu. Công an Hà Nội cuối giờ chiều 13/9 xác định có 56 người tử vong và 37 trường hợp bị thương.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bệnh nhi trong đám cháy chung cư phục hồi tâm lý khi gặp bố mẹ

Share This Page