Cuộc xâm chiếm nhanh nhất thế giới của động vật có vú

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 4, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 242)

    Dù thường được coi là dễ thương, thỏ là động vật xâm lấn nguy hiểm ở Australia khi sinh sôi nhanh chóng từ 24 lên hàng trăm triệu con.


    [​IMG]

    Với khả năng sinh sôi và thích nghi tốt, thỏ nhanh chóng trở thành loài xâm lấn nguy hiểm ở Australia. Ảnh: AFP/APA/Georg Hochmuth


    Năm 1859, Thomas Austin, người thích tổ chức các buổi săn bắn ở bang Victoria, Australia, mang về 24 con thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus) trong tuổi sinh sản. Hơn 160 năm trôi qua và theo nghiên cứu đăng trên tạp chí PNAS năm 2022, có khoảng 200 triệu con thỏ đang lang thang ở Australia, ăn các loài thực vật địa phương, gây suy thoái môi trường sống và đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài bản địa.

    Với 7 lứa một năm, mỗi lứa trung bình có 5 con sống đến tuổi sinh sản (3 - 4 tháng), thỏ phát triển quần thể rất nhanh. Ngay từ những năm đầu tiên, thỏ đã hưởng lợi từ sự vắng mặt của động vật ăn thịt và khả năng thích nghi với khí hậu mới. Điều này giúp chúng mở rộng nơi sinh sống khoảng 110 km một năm.

    Trong vòng 70 năm, chủng đã xâm chiếm khoảng 70% diện tích đất của Australia. Theo báo cáo của cơ quan khoa học quốc gia Australia CSIRO, đây là cuộc xâm chiếm nhanh nhất được biết đến của động vật có vú trên thế giới, AFP hôm 3/9 đưa tin

    Thỏ rất phàm ăn, ngấu nghiến các loại thảo mộc, củ, hạt, và cả cây bụi. Chúng góp phần gây ra tình trạng sa mạc hóa, khiến các loài vật khác thiếu thức ăn và gây hại cho cả gây trồng. Theo Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm Tây Australia, thiệt hại về nông nghiệp và nghề làm vườn do thỏ gây ra lên tới khoảng 130 triệu USD mỗi năm.

    Australia nỗ lực tiến hành rất nhiều cách để hạn chế thiệt hại, từ săn bắn, đặt bẫy đến dùng máy ủi phá hang, dùng chất độc, thậm chí thuốc nổ, nhưng số lượng thỏ vẫn quá nhiều. Năm 1901, nước này quyết định xây hàng rào dài 1.800 km nhằm ngăn chúng phát triển ở vùng đất nông nghiệp phía tây. Nhưng khi việc xây dựng hoàn thành, lũ thỏ cũng đã sang được phía bên kia. Hàng rào được mở rộng vài lần, dài tới hơn 3.000 km nhưng vẫn vô ích.

    Australia chuyển sang kế hoạch B, đưa động vật săn mồi đến, ví dụ như cáo. Tuy nhiên, tình hình trở nên tệ hơn khi cáo thích nhắm đến những con mồi dễ hơn, bao gồm những loài thú có túi nhỏ đặc hữu của Australia và vốn đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

    Những năm 1950, virus myxomatosis gây ra những khối u chết chóc ở thỏ được đưa vào Australia. Ban đầu, cách này có vẻ thành công khi số lượng thỏ giảm từ 600 triệu xuống còn 100 triệu. Nhưng chúng đã thích nghi được và phát triển khả năng kháng virus.

    Vài năm sau, các chuyên gia thử phương pháp tấn công mới, dùng bọ chét Tây Ban Nha truyền bệnh cho thỏ. Một lần nữa, kế hoạch lại thất bại. Tệ hơn là mầm bệnh còn lây nhiễm sang các loài khác.

    Năm 1995, một nỗ lực khác được thực hiện với một loại virus sốt xuất huyết. Rất hiệu quả trong việc chống lại thỏ, mầm bệnh dễ lây này có thể lan tới các quốc gia khác thông qua muỗi. Hai năm sau, mầm bệnh đến New Zealand, nơi cũng bị thỏ xâm chiếm. Tuy nhiên, biện pháp này khiến các nhà khoa học lo lắng vì sợ rằng virus có thể biến đổi.

    Cả Australia và New Zealand đều có những ví dụ kinh điển về điều không nên làm liên quan đến việc du nhập và quản lý các loài xâm lấn, theo Elaine Murphy, nhà khoa học tại Cơ quan Bảo tồn New Zealand. Dù số lượng thỏ có vẻ đã ổn định ở mức dưới 300 triệu con, chính phủ Australia vẫn đang nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn vĩnh viễn vấn đề sinh sôi.

    Thu Thảo (Theo AFP)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Cuộc xâm chiếm nhanh nhất thế giới của động vật có vú

Share This Page