Suýt mất mạng do bị kẹt van tim

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 31, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 125)

    TP HCMNgười phụ nữ 69 tuổi, thay van hai lá cơ học cách đây 16 năm, không tái khám, hiện khó thở, bác sĩ xác định van này bị kẹt do huyết khối.


    Ngày 31/8, bác sĩ Phạm Hưng, Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Quân y 175, cho biết bệnh nhân vào viện khi chỉ số đông máu ở mức rất thấp, nhịp tim rất nhanh, đe dọa phù phổi cấp. Các bác sĩ đã mổ cấp cứu trong 6 giờ, lấy huyết khối và van bị kẹt, thay bằng van sinh học mới.

    Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân vẫn còn diễn biến phức tạp, phải dùng nhiều thuốc vận mạch, hỗ trợ tim, phối hợp kiểm soát rối loạn đông máu. Sau hai ngày hồi sức tích cực, tình trạng tim bệnh nhân mới ổn định, rút được ống nội khí quản.


    [​IMG]

    Bệnh nhân được chăm sóc sau mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Theo bác sĩ Hưng, kẹt van cơ học là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân sau khi thay van cơ học cần dùng thuốc thuốc chống đông nhằm ngăn ngừa sự hình thành huyết khối tại tim và trong lòng mạch.

    Tình trạng sử dụng chống đông không đạt yêu cầu chủ yếu xảy ra với các bệnh nhân ở xa, ngại đi tái khám, không tái khám thường xuyên theo lịch hoặc các bệnh nhân sống một mình, suy giảm trí nhớ. Điều này dẫn đến việc theo dõi điều chỉnh chống đông không chặt chẽ, gây biến chứng do thuốc chống đông cao như xuất huyết não, kẹt van cơ học.

    Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống đông đều đặn, đi tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc đi khám ngay khi thấy có những bất thường.

    Lê Phương


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Suýt mất mạng do bị kẹt van tim

Share This Page