Nước phóng xạ Nhật Bản đổ ra Thái Bình Dương thế nào?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 28, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 103)

    Nhà máy Fukushima Daiichi hòa loãng nước thải phóng xạ đã xử lý bằng nước biển trước khi xả xuống Thái Bình Dương.


    [​IMG]

    Đường ống xanh dẫn nước biển vào làm loãng nước phóng xạ đã xử lý. Ảnh: Reuters


    Ở một góc nhỏ trong phòng điều khiển trung tâm của nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi tại vùng đông bắc Nhật Bản, kỹ thuật viên bật công tắc vận chuyển nước đã qua xử lý. Một đồ thị trên màn hình máy tính gần đó cho thấy mực nước giảm đều đặn khi nước thải phóng xạ đã xử lý được pha loãng và xả vào Thái Bình Dương. Ở khu vực ven biển của nhà máy, hai máy bơm nước biển đang hoạt động, xối nước biển qua đường ống màu xanh da trời đổ vào thùng lớn. Tại đó, nước phóng xạ chảy qua đường ống màu đen dày hơn từ bể chứa trên đỉnh đầu, được làm loãng gấp trăm lần trước khi xả, theo AP.

    Âm thanh của nước phóng xạ loãng chảy vào bể thứ cấp dưới lòng đất có thể nghe thấy từ bên dưới mặt đất. Theo phát ngôn viên Kenichi Takahara của công ty điện lực Tokyo, cách tốt nhất để loại bỏ nước ô nhiễm là xử lý đống nhiên liệu nóng chảy. Nhưng thông tin về tình hình bên trong lò phản ứng rất kham hiếm, dẫn đến việc lập kế hoạch và phát triển công nghệ robot cần thiết và cơ sở xử lý nhiên liệu nóng chảy cực kỳ khó khăn.

    [​IMG]

    Kỹ thuật viên theo dõi mực nước phóng xạ xả ra biển. Video: Reuters


    Hoạt động xả nước phóng xạ được lên kế hoạch suốt nhiều thập kỷ, nhưng bị phản đối mạnh mẽ bởi các tổ chức ngư dân và vấp phải chỉ trích từ những nước láng giềng. Trung Quốc lập tức cấm nhập hải sản từ Nhật để đáp trả. Tại Seoul, hàng nghìn người dân Hàn Quốc biểu tình vào cuối tuần để lên án hoạt động xả thải.

    Đối với nhà máy Fukushima Daiichi, quản lý lượng nước phóng xạ ngày càng tăng lưu trữ trong hơn 1.000 bể chứa là rủi ro về an toàn và gánh nặng lớn sau thảm họa nóng chảy hồi tháng 3/2011. Hoạt động xả thải đánh dấu một cột mốc trong quá trình ngừng vận hành nhà máy, dự kiến kéo dài hàng thập kỷ. Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho hàng loạt thách thức phía trước như xử lý nhiên liệu phóng xạ nóng chảy lưu lại ở 3 lò phản ứng bị phá hủy.

    Đơn vị quản lý nhà máy là công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), bắt đầu xả 7.800 tấn nước phóng xạ ở 10 bể thuộc nhóm B, chứa nước thải đã xử lý ít phóng xạ nhất tại nhà máy. Theo họ, nước được xử lý và pha loãng tới mức an toàn hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả thử nghiệm của TEPCO và cơ quan chính phủ cho thấy độ phóng xạ trong nước biển và mẫu vật cá lấy sau khi xả thải ở dưới mức có thể phát hiện. Chính phủ Nhật Bản và TEPCO nhấn mạnh xả nước là một bước không thể tránh được trong quá trình dừng vận hành nhà máy.

    Trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 phá hủy hệ thống làm mát của nhà máy, khiến 3 lò phản ứng nóng chảy. Nước làm mát ô nhiễm dùng cho các lò phản ứng bị hư hại liên tục rò rỉ vào tầng hầm khu nhà và hòa lẫn với nước ngầm. Nước này được thu thập và tái chế một phần dưới dạng nước làm mát sau khi xử lý, phần còn lại lưu trữ trong 1.000 bể hiện đã đầy tới 98% so với sức chứa 1,37 triệu tấn.

    Hoạt động xả thải bắt đầu ở mức 460 tấn nước/ngày, tiến triển rất chậm. TEPCO cho biết họ lên kế hoạch xả 31.200 tấn nước đã xử lý vào cuối tháng 3/2024. Kế hoạch này chỉ giúp làm rỗng 10 trong 1.000 bể bởi nước phóng xạ được tạo ra liên tục. Tốc độ sau đó sẽ tăng lên và khoảng 1/3 bể chứa sẽ được rời đi trong vòng 10 năm tới, giải phóng diện tích để thu dọn nhà máy. Theo giám đốc điều hành Junichi Matsumoto của TEPCO, người phụ trách xả nước thải. Nước phóng xạ sẽ được xả đều đặn trong thời gian 30 năm. Nhưng chừng nào nhiên liệu nóng chảy còn ở trong lò phản ứng, nhà máy vẫn cần dùng nước làm mát.

    Khoảng 880 tấn nhiên liệu hạt nhân nóng chảy vẫn ở bên trong các lò. Tàu thăm dò tự động cung cấp một số thông tin nhưng nhà chức trách hầu như không nắm rõ tình trạng của nhiên liệu nóng chảy và khối lượng có thể lớn hơn, theo Takahara. Thử nghiệm di dời nhiên liệu nóng chảy bằng cánh tay robot điều khiển từ xa sẽ bắt đầu ở Tổ máy 2 cuối năm nay sau gần hai năm trì hoãn, dù khối lượng xử lý rất nhỏ. Di dời nhiên liệu đã sử dụng ở bể làm mát của Tổ máy 1 sẽ bắt đầu vào năm 2027 sau 10 năm trì hoãn. Phần đỉnh lò phản ứng vẫn bị bao phủ bởi mảnh vỡ từ vụ nổ cách đây 12 năm và cần dọn dẹp trước khi dựng vòm chắn để ngăn bụi phóng xạ.

    Bên trong Tổ máy 1 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, phần lớn lõi lò phản ứng nóng chảy và rơi xuống đáy của buồng ngăn chặn sơ cấp. Tàu thăm dò đưa vào bên trong buồng ngăn chặn của Tổ máy 1 phát hiện phần bệ đỡ ngay bên dưới lõi lò bị hư hỏng nặng. Phần lớn lớp bê tông dày bên ngoài đã mất, để lộ cốt thép bên trong, buộc cơ quan quản lý phải yêu cầu TEPCO tiến hành đánh giá rủi ro.

    Chỉnh phủ Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thành giải trừ nhà máy trong 30 - 40 năm. Kế hoạch quá tham vọng này có thể khiến công nhân nhà máy tiếp xúc với phóng xạ và gây thêm thiệt hại môi trường. Một số chuyên gia cho rằng không thể loại bỏ mọi nhiên liệu nóng chảy vào năm 2051, thay vào đó quá trình sẽ kéo dài 50 - 100 năm.

    An Khang (Tổng hợp)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nước phóng xạ Nhật Bản đổ ra Thái Bình Dương thế nào?

Share This Page