Công nghệ giúp Trung Quốc tăng 5 lần sản lượng dầu khí

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 26, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 117)

    Công nghệ khoan thông minh phát hiện chính xác dầu khí dưới lòng đất ở lòng chảo Tarim và dẫn mũi khoan chạm tới điểm khai thác tốt nhất, giúp sản lượng tăng 5 lần.


    [​IMG]

    Giếng dầu khí ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: CMG


    Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) báo cáo kết quả thử nghiệm sản xuất tiến hành đầu tháng 8. Theo báo cáo, giếng dầu TP259-2H ở phía tây lòng chảo Tarim cho công suất hàng ngày 13,5 tấn dầu và 42.000 m3 khí tự nhiên, gấp 5 lần sản lượng của các giếng dầu bên cạnh. Dự án do Zhu Rixiang và Di Qingyun đến từ CAS phụ trách, là kết quả hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển và khám phá giếng dầu vùng tây bắc và Công ty kỹ thuật dầu khí Sinopec Zhongyuan Petroleum, theo SCMP.

    Nguồn dự trữ dầu khí từ kỷ Phấn Trắng ở lòng chảo Tarim ở độ sâu hơn 4.000 m và phân bố phức tạp không đồng đều. Chúng phân tách theo cấu trúc giống chiếc bánh nhiều lớp, trong đó lớp đá xen kẽ chỉ dày 2 – 5 m nhưng có độ sâu đa dạng, có thể lên tới hơn 10 m. Kỹ thuật khoan truyền thống bị hạn chế khi khai thác nguồn tài nguyên này.

    Nhóm nghiên cứu dùng thuật toán thông minh để phát triển mô hình địa chất 3 chiều với độ phân giải ở cấp độ mét, bao gồm cấu trúc, đặc điểm đá và thành phần. Mô hình này cho phép họ định vị trước mục tiêu khoan, thiết kế giếng ngang và dự đoán cấu trúc địa chất và lượng dầu khí tiếp cận được.

    Hệ thống khoan thông minh được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D đóng vai trò như "bộ não" và sử dụng nhiều thiết bị khác nhau giống như "mắt" và "chân", phối hợp để hoàn thành chính xác nhiệm vụ. Máy chụp ảnh dựa trên sóng điện từ trên mũi khoan giống đôi mắt. Thiết bị truyền sóng điện từ vào địa tầng và thu tín hiệu truyền về nhằm khám phá đặc điểm và ranh giới của lớp đá.

    Trong hoạt động khai thác hồi tháng 7, hệ thống làm việc 229 giờ liên tục ở độ sâu 4.538 m, nhận biết chính xác cơ cấu như những túi cát và cung cấp thông tin quan trọng để ra quyết định. Công nghệ định vị 3D sử dụng mô hình cấu trúc lớp dầu khí dưới lòng đất để dẫn mũi khoan tới điểm khai thác tốt nhất. Hệ thống dẫn hướng xoay linh hoạt và hệ thống định vị địa chất sau đó đưa mũi khoan tới mục tiêu đã định.

    Theo CAS, dự án bắt đầu từ năm 2017 và là kết quả nỗ lực của hàng trăm nhà nghiên cứu trong hơn 6 năm.

    An Khang (Theo SCMP)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Công nghệ giúp Trung Quốc tăng 5 lần sản lượng dầu khí

Share This Page