Cha mẹ lúm đồng tiền có di truyền cho con?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 23, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 105)

    Lúm đồng tiền là vết lõm nhỏ thường xuất hiện ở má, khóe miệng, cằm, khuỷu tay, do di truyền, tăng cân hoặc biến đổi cơ mặt.


    Bài viết tổng hợp thông tin từ các trang Healthline, Livescience.

    Vì sao con người có lúm đồng tiền?

    - Lúm đồng tiền thường do di truyền. Các gene kiểm soát sự hình thành của vết lõm này thường được truyền từ cha mẹ sang con cái.

    - Gene chịu trách nhiệm tạo ra lúm đồng tiền trên khuôn mặt, nhất là ở cằm, có thể do nhiễm sắc thể số 5 và số 16. Các nhiễm sắc thể này ảnh hưởng đến sự hình thành mô liên kết trong quá trình phát triển của phôi thai.

    Có bao nhiêu người sở hữu má lúm đồng tiền?

    Mức độ phổ biến của má lúm có thể khác nhau tùy theo dân số. Nghiên cứu năm 2016 của trường Đại học Delta State (Mỹ) với 2.300 người dân Nigeria, cho thấy khoảng 37% người tham gia khảo sát có má lúm đồng tiền.

    Di truyền quyết định bao nhiêu phần trăm?

    Theo nghiên cứu năm 2015 của trường Đại học Abant Izzet Baysal (Thổ Nhĩ Kỳ), cha hoặc mẹ má lúm đồng tiền thì con có 20-50% cơ hội xuất hiện má lúm. Trong khi đó, cha mẹ đều má lúm đồng tiền thì tỷ lệ di truyền cho con là 50-100%.

    Tại sao tôi có lúm mà bố mẹ thì không?

    - Với một số người, lúm đồng tiền có thể xuất hiện trong những năm đầu đời và biến mất khi họ trưởng thành. Nguyên nhân là do phần mỡ tích tụ ở má trong thời thơ ấu, tạo má phúng phính. Mỡ giảm dần theo thời gian, khiến cơ mặt bị kéo dài ra và lúm đồng tiền biến mất.

    - Trong một số trường hợp, lúm đồng tiền không phải là yếu tố di truyền mà do quá trình chỉnh sửa cơ mặt khi thực hiện phẫu thuật.


    [​IMG]

    Má lúm đồng tiền thường lộ ra khi khuôn mặt thể hiện cảm xúc, nhất là khi cười. Ảnh: Freepik


    Vị trí xuất hiện lúm đồng tiền

    - Trên má: Cơ gò má có nhiệm vụ kiểm soát các biểu cảm trên khuôn mặt. Khi cơ này biến đổi và có lại, khóe miệng sẽ nâng lên, tạo thành lúm đồng tiền. Theo nghiên cứu năm 2018 với 216 người, của Trường Cao đẳng Nha khoa SRM (Ấn Độ), lúm đồng tiền hai bên là dạng phổ biến nhất, chiếm 55,6%. Còn người có ở một bên má chiếm 44,4%.

    - Cằm: Lúm đồng tiền ở cằm được hình thành khi hai nửa của xương hàm dưới hợp nhất không đúng cách ở đường giữa. Tình trạng này được gọi là cằm chẻ hoặc cằm lúm đồng tiền.

    - Trên lưng: Lúm được tạo ra bởi một dây chằng ngắn (dây xơ) gắn đỉnh xương hông với mô dưới da. Ngoài đồng tiền, chúng còn được gọi là hõm vệ nữ.

    - Lõm khuỷu tay: Đôi khi có một vết lõm ở hai bên khuỷu tay. Nó cũng có thể là dấu hiệu sưng khớp khuỷu tay do sử dụng quá mức hoặc chấn thương.

    - Lúm đồng tiền mông: Tình trạng này do cellulite hoặc chất béo tích tụ ngay dưới bề mặt da. "Dấu ấn" này có thể di truyền trong hoặc do nội tiết tố và tư thế xấu gây ra.

    Khả năng biến mất

    - Nhiều người sinh ra có má đồng tiền thì lúm thường tồn tại suốt đời. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể biến mất khi lớn lên.

    - Một đứa trẻ sinh ra không có lúm đồng tiền, nhưng cũng có thể phát triển má lúm trong thời thơ ấu.

    - Lúm đồng tiền do mỡ thừa gây ra sẽ biến mất khi thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.

    Huyền My


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Cha mẹ lúm đồng tiền có di truyền cho con?

Share This Page