Nguyên nhân Trung Quốc trải qua lượng mưa lớn nhất 140 năm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 6, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 135)

    Tác động cộng hưởng từ hai cơn bão gây mưa lớn kéo dài khiến người dân Bắc Kinh và nhiều thành phố miền bắc Trung Quốc khốn đốn.


    [​IMG]

    Nước mưa làm ngập thành phố Trác Châu. Ảnh: Reuters


    Lượng mưa lớn kỷ lục trong thời gian dài khác thường kèm theo sự xuất hiện của bão Doksuri hồi cuối tháng 7 trút xuống miền bắc Trung Quốc trong một tuần, gây ngập lụt trên diện rộng và đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Sau khi đổ xuống thủ đô Bắc Kinh và những thành phố lân cận trong khu vực rộng bằng nước Anh, cơn mưa cuối cùng dịch chuyển về hướng đông bắc của Trung Quốc, gần biên giới với Nga và Triều Tiên. Dù suy yếu, nó vẫn có khả năng gây thiệt hại, theo Reuters.

    Lượng mưa từ hôm 29/7 phá vỡ nhiều kỷ lục địa phương ở Bắc Kinh và miền bắc Trung Quốc. Lực vực sông Hải Hà trải qua trận lụt tồi tệ nhất do mưa bão gây ra từ năm 1963. Một hồ chứa nước ở quận Xương Bình của Bắc Kinh ghi nhận lượng mưa 744,8 mm từ ngày 29/7 đến 2/8, lượng mưa lớn nhất trong thành phố suốt 140 năm qua. Ở tỉnh đông dân Hà Bắc, một trạm khí tượng ghi nhận 1.003 mm nước mưa từ ngày 29 đến 31/7, lượng mưa thông thường trong 1,5 năm.

    Khi đám mây mưa của bão Doksuri hướng về phương bắc, một hệ thống khí áp cao lục địa và cận nhiệt đới trong khí quyển chặn đường đi của chúng, dẫn tới hơi nước liên tục hội tụ, đóng vai trò như một con đập trữ nước, theo các nhà khí tượng học. Lượng hơi nước lớn tập trung ở miền bắc Trung Quốc, sau đó được nâng lên bởi gió ở độ cao thấp, mang mưa tới phía đông dãy Thái Hằng, nơi các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu của Bắc Kinh.

    Trong khi đó, bão Khanun mạnh dần ở Tây Thái Bình Dương. Khi nó tới gần vùng ven biển Trung Quốc, một lượng hơi ẩm lớn được bổ sung vào hoàn lưu yếu đi của bão Doksuri. Tương tác giữa hai cơn bão duy trì hoàn lưu đồng thời làm tăng lượng mưa, dẫn tới tác động mạnh trên diện rộng.

    Ở những khu đô thị của Bắc Kinh, hàng trăm con đường bị ngập. Các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Tác động của mưa bão rõ rệt hơn vùng ngoại ô phía tây thành phố. Tại quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu, nước chảy siết dọc theo đường sá, cuốn trôi xe cộ. Những ngôi làng ở vùng núi bị cô lập, buộc chính quyền phải triển khai trực thăng thả thức ăn, nước uống và nhu yếu phẩm khẩn cấp. Thành phố Trác Châu với khoảng 600.000 cư dân ở tây nam Bắc Kinh, bị ngập một nửa. Khoảng 134.000 cư dân bị ảnh hưởng và 1/6 dân số thành phố phải sơ tán.

    Mưa với cường độ lớn và thời gian dài như vậy sau bão rất bất thường ở miền bắc và đông bắc Trung Quốc. Thủ đô Bắc Kinh mới chỉ ghi nhận 12 đợt mưa lớn do bão từ khi nhà chức trách bắt đầu thu thập dữ liệu. Năm 2017 và 2018, cả bão Haitang và Ampil trút hơn 10 mm nước mưa xuống Bắc Kinh. Bão Wanda năm 1956 giải phóng hơn 400 mm nước mưa xuống thành phố đông dân. Ở vùng đông bắc Trung Quốc, ảnh hưởng của bão cũng hiếm gặp. Phần lớn bão sẽ di chuyển về hướng tây hoặc tây bắc sau khi đổ bộ vào Trung Quốc.

    An Khang (Theo Reuters)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nguyên nhân Trung Quốc trải qua lượng mưa lớn nhất 140 năm

Share This Page