Suy đa tạng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Aug 2, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 75)

    Quảng NinhSau ba ngày chế biến thịt lợn sống, người đàn ông 47 tuổi đau bụng, bầm da, tụt huyết áp, tiêu chảy.


    Ngày 1/8, bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết bệnh nhân dương tính với liên cầu khuẩn lợn, suy đa tạng, nhiễm trùng nặng. Bác sĩ cho thở máy kết hợp lọc máu, dùng thuốc vận mạch, kháng sinh và nhiều biện pháp điều trị.

    Sau 8 ngày, bệnh nhân thoát nguy kịch, sức khỏe ổn định, chỉ số nhiễm trùng cải thiện. "Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong", bác sĩ nói.


    [​IMG]

    Bệnh nhân nổi vân tím toàn thân, xuất huyết dưới da rải rác do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết ca bệnh liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua, tiếp xúc với lợn bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến.

    Vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là mũi, đường tiêu hóa và sinh dục lợn. Bệnh gồm ba thể là nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu nhiễm khuẩn đã nặng.

    Biểu hiện bệnh thường sau vài tiếng đến 4-5 ngày, có trường hợp ủ bệnh 14 ngày tùy cơ địa mỗi người. Triệu chứng ban đầu thường không đặc trưng như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng. Trường hợp nặng, người bệnh đau đầu, sốt cao, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ.

    Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau. Di chứng viêm màng não có thể khiến người bệnh bị điếc, đau đầu.

    Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Không ăn tiết canh, lòng lợn và thịt lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn chết hoặc bị bệnh. Không giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay sạch sau khi chế biến thịt. Thường xuyên cọ rửa chuồng gia súc và tẩy uế bằng dung dịch diệt khuẩn, xử lý phân hợp lý tránh đào thải mầm bệnh ra ngoài.

    Nếu có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn, đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Thùy An


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Suy đa tạng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Share This Page