Hai nạn nhân ngạt khí xuất viện

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 27, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 113)

    TP HCMHai trong số 4 bệnh nhân bị ngạt khí khi vớt rác dưới cống, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã hồi phục, xuất viện chiều 27/7.


    Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Khánh, Phó khoa Bệnh Nhiệt đới, cho biết hai bệnh nhân 22 và 43 tuổi cải thiện tốt, các chỉ số xét nghiệm trở về bình thường, sau hơn một ngày điều trị. Cả hai vào viện với triệu chứng nghẹt thở, nặng ngực do thiếu oxy máu, oxy mô, phải hỗ trợ thở oxy mũi.

    Hai bệnh nhân nặng hơn, 33 và 36 tuổi, điều trị tại Khoa Nội phổi, sức khỏe đang cải thiện. Bác sĩ Lâm Quốc Dũng cho biết sau khi được nội soi rửa phế quản cấp cứu để hút sạch chất bẩn, tình trạng suy hô hấp cả hai bệnh nhân giảm dần. Khi mới vào viện, nam bệnh nhân 36 tuổi phải thở oxy mask (thở qua mặt nạ) do tình trạng nặng. Các bác sĩ tiếp tục theo dõi và điều trị.


    [​IMG]

    Bệnh nhân bị ngạt khí điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


    Các nạn nhân bị ngạt khí khi mở nắp cống rộng khoảng một m2 để xuống vớt rác, giảm ngập tại hệ thống cống ở số 3A20 đường Trần Văn Giàu, xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh. Cống sâu khoảng 2 m, nước ngập ngang ngực người lớn. Một công nhân 38 tuổi tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể họ bị ngạt khí metan và Hydro sulfua (H2S).

    Theo các chuyên gia, không gian kín như ống cống, hầm, hố thường chứa nhiều khí độc hại như metan, Hydro sulfua có thể gây ngộ độc và tử vong tức thì. Cả hai khí này đều không màu, dễ cháy nổ. Trong đó, H2S là một loại khí độc, không màu, dễ cháy, có mùi trứng thối đặc trưng, độc tính cao hơn carbon monoxide (CO). Còn metan (CH4) là khí phổ biến, dễ cháy, "thủ phạm" gây nhiều vụ ngạt, nổ, xuất hiện nhiều trong hầm lò, bãi rác.

    Bác sĩ Khánh khuyến cáo người dân không tự mình xuống những khu vực hầm cống. Nếu công việc liên quan đến những nơi này hoặc những nơi có khả năng bị tác động bởi khí độc hại, cần sự hướng dẫn của các chuyên gia kỹ thuật, có thiết bị phòng hộ để đảm bảo an toàn, giảm tác hại của khí độc. Khi làm việc trong không gian hạn chế, cần có phương án dự phòng các tình huống bất thường xảy ra, có khả năng sơ cứu cũng như cấp cứu khi cần.

    Nạn nhân bị ngạt khí cần được di chuyển đến nơi thoáng, đánh giá dấu hiệu sinh tồn, đồng thời gọi cấp cứu để xử trí sớm, tránh biến chứng nặng nề. Trong quá trình lao động và sinh hoạt nếu phát hiện mùi trứng thối, là mùi đặc trưng của khí H2S cần đi ra ngoài ngay để đảm bảo an toàn.

    Lê Phương


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Hai nạn nhân ngạt khí xuất viện

Share This Page