Trung QuốcNghiên cứu mới cho thấy sức nóng tăng vọt, các hạt vật chất mịn trong không khí có thể làm tăng nguy cơ tử vong do đau tim. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ngày 25/7. Các chuyên gia đã phân tích hơn 200.000 ca tử vong do đau tim từ năm 2015 đến 2020 tại một tỉnh của Trung Quốc, nơi có 4 mùa rõ rệt và mức độ ô nhiễm cao. Họ phát hiện những ngày cực nóng, cực lạnh hoặc mức độ bụi mịn cao đều "liên quan đáng kể" đến nguy cơ tử vong do đau tim. Rủi ro lớn nhất xảy ra vào những ngày có cả nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ và người lớn tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất. Yuewei Liu, phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng, Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu, cho biết: "Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xuất hiện ngày một thường xuyên, kéo dài và dữ dội hơn, tác động xấu đến sức khỏe, ngày càng lo ngại". Trời nắng nóng có thể làm tăng nguy cơ đau tim. Ảnh: Freepik Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đau tim và tử vong cao hơn 18% trong các đợt nắng nóng kéo dài hai ngày, nhiệt độ dao động từ 28 độ C đến 36 độ C. Trong các đợt nắng nóng kéo dài 4 ngày, nhiệt độ từ 34 độ C đến 43 độ C, nguy cơ tử vong cao hơn 74%. Trong đợt nắng nóng kéo dài 4 ngày với mức độ ô nhiễm bụi mịn trên 37,5 mg/m3 trong hơn ba đến 4 ngày mỗi năm. Dù có kích thước nhỏ, những hạt này có thể bay sâu vào trong phổi, gây kích ứng mạch máu xung quanh tim. "Phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng cho thấy việc giảm tiếp xúc với nhiệt độ cao và ô nhiễm bụi mịn có thể giúp ngăn ngừa tử vong sớm do đau tim, đặc biệt với phụ nữ lớn tuổi", giáo sư Liu giải thích. Trong những ngày nắng nóng, các chuyên gia khuyến nghị 4 bước để người bệnh tim mạch cảm thấy dễ chịu hơn bao gồm: di chuyển đến nơi mát mẻ, nằm xuống và gác cao chân, uống nhiều nước, dùng quạt hoặc điều hòa, xịt khoáng, chườm lạnh quanh nách, cổ và bẹn để làm mát cơ thể. Thục Linh (Theo CBS News) Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress