Ấn Độ phóng trạm đổ bộ đến Mặt Trăng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 15, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 160)

    Tên lửa LVM3 đưa trạm đổ bộ và robot của nhiệm vụ Chandrayaan 3 bay lên từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan lúc 16h05 ngày 14/7 (giờ Hà Nội).

    [​IMG]

    Nhiệm vụ Chandrayaan-3 phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan. Video: Space


    Khoảng 16 phút sau khi cất cánh, bộ đôi phương tiện Chandrayaan-3 tách khỏi LVM3 theo kế hoạch và đi vào quỹ đạo quanh Trái Đất, bắt đầu hành trình tiết kiệm nhiên liệu tới Mặt Trăng. Nếu nhiệm vụ diễn ra theo đúng kế hoạch, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 có phương tiện đáp xuống Mặt Trăng sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc.

    Chandrayaan-3 có chi phí tương đối khiêm tốn, khoảng 73 triệu USD. Đây là nhiệm vụ Mặt Trăng thứ ba của Ấn Độ và là nỗ lực thứ hai nhằm hạ cánh nhẹ nhàng (soft landing) xuống thiên thể này. Nỗ lực đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2019 và kết thúc thất bại khi bộ đôi trạm đổ bộ - robot của Chandrayaan 2 đâm mạnh xuống bề mặt Mặt Trăng.

    Bãi đáp của nhiệm vụ Chandrayaan-3 rộng 4 km x 2,5 km và nằm ở 69,367621 độ vĩ nam, 32,348126 độ kinh đông, gần địa điểm hạ cánh dự kiến của tàu vũ trụ Luna 25 (Nga), dự kiến phóng vào tháng 8. Là "điểm nóng" trong lĩnh vực khám phá không gian, cực nam Mặt Trăng được cho là chứa nhiều băng nước, có tiềm năng dùng làm nhiên liệu tên lửa. Bên cạnh đó, băng nước cũng có thể giúp hỗ trợ sự sống.

    Chandrayaan-3 dự kiến đáp xuống Mặt Trăng vào ngày 23 hoặc 24/8. Nếu thành công, đây sẽ là cột mốc lịch sử vì các nhiệm vụ thành công trước đây hạ cánh gần xích đạo Mặt Trăng, trong khi những nhiệm vụ nhắm đến cực nam lại thất bại. Khu vực xích đạo dễ tiếp cận hơn và có nhiều ánh sáng cho tàu chạy bằng năng lượng Mặt Trời, nhưng vùng cực nam chỉ nhận được ánh sáng ở các góc thấp và bóng tối ở đó khiến việc hạ cánh an toàn trở thành thách thức lớn.

    Nếu hạ cánh an toàn, robot tự hành 6 bánh Pragyan (nghĩa là "trí tuệ" trong tiếng Phạn), chạy bằng năng lượng Mặt Trời và sử dụng camera để tránh chướng ngại vật, sẽ rời khỏi trạm đổ bộ Vikram (nghĩa là "lòng dũng cảm" trong tiếng Phạn) để thám hiểm bề mặt Mặt Trăng. Robot trang bị một quang phổ kế để phân tích đất đá và một quang phổ cảm ứng laser để chiếu vào các mục tiêu và tìm ra thành phần hóa học của chúng.

    Robot và trạm đổ bộ sẽ hoạt động trong một ngày Mặt Trăng (bằng khoảng 14 ngày Trái Đất), từ lúc Mặt Trời mọc đến khi Mặt Trời lặn trên Mặt Trăng. Bộ đôi chạy bằng năng lượng Mặt Trời này dự kiến không thể sống sót qua đêm Mặt Trăng lạnh giá, nhưng có một khả năng nhỏ rằng pin sạc cực kỳ hiệu quả và chúng có thể hoạt động thêm 14 ngày Trái Đất nữa, theo Arun Sinha, cựu nhà khoa học cấp cao tại Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

    Vikram trang bị máy đo địa chấn để cảm nhận các trận động đất Mặt Trăng, giúp giới khoa học tìm hiểu cấu trúc của thiên thể này. Một dụng cụ giống như nhiệt kế sẽ thâm nhập vào đất Mặt Trăng để ghi lại nhiệt độ lần đầu tiên. Ngoài ra, trạm đổ bộ còn mang theo thiết bị thăm dò để nghiên cứu plasma gần bề mặt và một bộ phản xạ ngược của NASA để nghiên cứu động lực học.

    Thu Thảo (Theo Space)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Ấn Độ phóng trạm đổ bộ đến Mặt Trăng

Share This Page