Thứ bảy, 4/5/2013, 16:04 GMT+7 Nếu những người xung quanh sử dụng điện thoại, chúng ta cũng sẽ có xu hướng bắt chước để không cảm thấy lạc lõng. Ảnh: ALAMY. Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) theo dõi trên hàng chục sinh viên để tìm hiểu hiện tượng lan truyền trong hành vi dùng điện thoại di động, Telegraph đưa tin. Nhóm nghiên cứu theo dõi các sinh viên dùng điện thoại di động trong phòng ăn, quán cà phê quanh khuôn viên một trường đại học vào giữa tháng 1 và tháng 4 năm nay. Những sinh viên không hề biết nhóm nghiên cứu quan sát họ. Họ ngồi với bạn bè trong khoảng 20 phút và cứ 10 giây họ dùng điện thoại một lần. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Human Ethology Bulletin, cho thấy hành vi dùng điện thoại di động liên quan tới “cảm giác cô lập về mặt xã hội”. Khi những người xung quanh lôi điện thoại ra, chúng ta thường cảm thấy lạc lõng nên sẽ rút điện thoại ra để chấm dứt cảm giác ấy. “Khi một người trong nhóm sử dụng điện thoại di động thì sau đó khả năng những người khác thực hiện hành động tương tự sẽ tăng gấp đôi. Do vậy, chúng ta thấy một kiểu lan truyền hay bắt chước trong hành vi sử dụng điện thoại.Tình trạng này lặp lại nhiều lần”, tiến sĩ Daniel Kruger, một chuyên gia của trường Y tế Công cộng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Xã hội. Phát hiện cũng chỉ ra rằng phụ nữ có thể dùng điên thoại nhiều hơn nam giới bởi nó “gắn với cuộc sống hàng ngày của họ hơn”. Đoàn Hạnh điện thoại,Đại học Michigan,nhóm nghiên cứu Nguồn VNExpress