Zalo tuyên bố đạt mốc 2 triệu người dùng

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, May 4, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 631)

    Ngày 3/5/2013, ứng dụng nhắn tin thoại miễn phí Zalo công bố cán mốc 2 triệu thành viên sử dụng, tăng gần 700% so với 5 tháng trước.

    [​IMG]

    Nhắn tin miễn phí đang dần thay thế tin nhắn SMS

    Vẫn theo Zalo, ngoài Việt Nam, Zalo hiện đang được sử dụng ở 18 quốc gia khác trên thế giới. Những quốc gia có nhiều người dùng Zalo nhất theo thứ tự là: Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Úc, Nga, Trung Quốc, Singapore và Đức. Đối tượng sử dụng Zalo chiếm đa số có độ tuổi từ 18-25 (chiếm 60%), từ 26-33 tuổi (chiếm 24%), còn lại là người dùng trong độ tuổi dưới 18 và trên 33 (chiếm 16%).

    Nhân sự kiện này, phóng viên Tạp chí Xã hội Thông tin đã có cuộc phỏng vấn với ông Vương Quang Khải – Phụ trách dự án Zalo

    Ông có thể cho biết cảm nghĩ của mình về mốc 2 triệu người dùng của Zalo?

    Ông Vương Quang Khải: 2 triệu người dùng là một cột mốc quan trọng của Zalo. Tuy nhiên, làn sóng Internet di động mới chỉ bắt đầu và cơ hội vẫn còn cho tất cả các sản phẩm OTT


    Khi phiên bản thử nghiệm không dành được sự quan tâm của người dùng, ông và các cộng sự đã có ý tưởng quyết định nào trong việc thay đổi Zalo, làm nên phiên bản chính thức như hôm nay?

    Ông Vương Quang Khải: Zalo ra mắt phiên bản thử nghiệm vào tháng 8/2012. Lúc này sản phẩm hoàn toàn dựa trên giao thức Web chat của Zing Me. Sau một tháng chạy thử nghiệm, nhóm sản phẩm đã nhận ra cách thức kết nối dựa trên giao thức web chat (Http) trên PC này không tối ưu trong môi trường di động. Đầu tháng 9/2012, toàn bộ nhân lực gồm 40 kỹ sư đã tập trung lại trung lại cho Zalo để viết lại các giao thức kết nối Long Connection (TCP/IP). Cuối tháng 11/2012, phiên bản chính thức ra mắt hỗ trợ từ điện thoại thông minh Android, IOS và cả các dòng máy phổ thông S40 của Nokia rất phổ biến trên thị trường.


    Mục tiêu của Zalo trong năm 2013?

    Ông Vương Quang Khải: Mục tiêu tiếp theo của Zalo sẽ là mốc 5 triệu, tương đương 50% lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam. Zalo cũng đang thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí và sẽ đưa chức năng này ra thị trường trong quý 2/2013.


    Bài học cạnh tranh với các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên di động khác?

    Ông Vương Quang Khải: Đối thủ của Zalo hiện nay đều là những ứng dụng nhắn tin hàng đầu trên thế giới, từng có kinh nghiệm chinh phục nhiều thị trường khác nhau trước khi vào Việt Nam. Họ hơn chúng ta nhiều cả về trình độ công nghệ, năng lực tài chính cũng như bề dày kinh nghiệm. Đây sẽ là “trận chiến” khó khăn của các ứng dụng nhắn tin như Zalo. Vì thế, nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, chúng tôi sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo hay Zing. Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật. Sự lãng mạn này đã từng mang lại thành công cho làng công nghệ thông tin Việt Nam như biến giấc mơ xuất khẩu phần mềm thành sự thật. Hay việc đưa hạ tầng Internet/Mobile lên tầm hàng đầu khu vực chỉ sau 10 năm phát triển.


    PV: Hiện Facebook đang chuyển dần từ nền tảng web sang di động, trong đó có cả việc tích hợp ứng dụng gọi điện miễn phí, dự kiến sẽ hoàn thành trong hai năm nữa. Facebook có phải là một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực này không thưa ông? Và các ứng dụng nhắn tin miễn phí chỉ còn hơn 2 năm để giành lấy thị phần, ông đánh giá quan điểm này như thế nào?

    Ông Vương Quang Khải: Với lợi thế sẵn có từ tập người dùng lớn và nền tảng tương tác tốt, Facebook luôn là một đối thủ nặng kí trong tất cả các thị trường. Tôi tin rằng họ đang đẩy hết tốc độ và các dịch vụ nhắn tin OTT chỉ có khoảng 6 - 9 tháng tới để xác định thị phần. Sau khi tìm cách mua lại không thành công Whatsapp, Facebook đã liên tục nâng cấp ứng dụng Facebook Messenger với chức năng đăng nhập bằng số điện thoại, chức năng gửi tin nhắn thoại, và mới nhất là gọi điện thoại trực tiếp đang được thử nghiệm ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, từ bài học của Yahoo, Skype (các phần mềm giao tiếp từng “làm mưa, làm gió” trên PC nhưng lại không thành công trên nền tảng mobile), cơ hội vẫn luôn rộng mở cho các ứng dụng “mobile first” như Viber, Zalo, Line, Wechat, Kakao.

    PV: Ban đầu, Zalo là ứng dụng miễn phí nhưng trong tương lai VNG sẽ xác định mô hình kinh doanh trên Zalo như thế nào?

    Ông Vương Quang Khải: Các dịch vụ cơ bản (nhắn tin, thoại) của Zalo sẽ luôn được cung cấp miễn phí. Nguồn doanh thu chủ yếu sẽ đến từ quảng cáo và các dịch vụ giá trị gia tăng như nhạc nền, hình động…

    Phục Hưng

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Zalo tuyên bố đạt mốc 2 triệu người dùng

Share This Page