Thợ săn mất mạng khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 6, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 156)

    Năm 1950, nhà bò sát học nghiệp dư kiêm thợ săn Kevin Budden cố gắng bắt rắn để điều chế thuốc kháng độc nhưng phải bỏ mạng sau đó.


    [​IMG]

    Nhà bò sát học nghiệp dư kiêm thợ săn rắn Kevin Budden. Ảnh: Fact Republic


    Ở tuổi 20, Kevin Budden (1930 - 1950) đã là một thợ săn rắn giàu kinh nghiệm. Báo chí địa phương từng viết về sở thích bắt rắn độc của ông sau khi ông bắt 59 con rắn trong một năm, bị cắn 5 lần và được cấp cứu. Tuy nhiên, trong chuyến bắt rắn taipan - nhóm rắn di chuyển nhanh, có nọc độc cực mạnh và nguy hiểm chết người - để sử dụng cho nghiên cứu phát triển thuốc kháng độc, ông đã bị cắn và không thể qua khỏi, IFL Science hôm 5/7 đưa tin.

    Năm 1950, Budden cùng hai đồng nghiệp đến Queensland với mục tiêu bắt rắn taipan - khi đó chưa có thuốc kháng độc. Khi vào trong bụi cây, ông tóm được một con dài 1,8 m. Tuy nhiên, trong lúc bỏ con vật vào túi, nó thoát ra và cắn vào ngón tay cái của ông.

    Budden giữ bình tĩnh, tóm lại con rắn bằng tay kia và đặt nó vào trong túi. Ông đem theo chiếc túi và tới một con đường gần đó để đi nhờ xe. Budden đang cần điều trị y tế khẩn cấp và được các bác sĩ đưa đi khám chữa, nhưng vẫn thúc giục tài xế xe tải đem con rắn - mẫu vật sống duy nhất của rắn taipan bắt được tính đến thời điểm đó - cho các nhà nghiên cứu để phát triển chất kháng nọc độc. Mẫu vật sau đó được chuyển đến Melbourne và đóng vai trò trọng yếu trong việc tạo ra chất kháng nọc độc vào năm 1955.


    [​IMG]

    Mẫu vật do Kevin Budden bắt vào năm 1950, hiện được bảo quản tại Bảo tàng Victoria, Australia. Ảnh: Bảo tàng Victoria


    Khi Budden đến bệnh viện, các bác sĩ miêu tả ông tràn đầy sự dũng cảm và phấn khích, thể hiện rằng mình quan tâm đến sức khỏe và tình trạng của con rắn hơn chính bản thân. Budden tin rằng nạn nhân bị rắn cắn chết vì sợ hãi chứ không phải do nọc độc. Ông không cắt ngón tay cái bị thương vì cho rằng điều đó không đáng.

    Budden được tiêm thuốc giải nọc rắn hổ, giúp giải quyết tình trạng đông máu nhưng không thể giải quyết ảnh hưởng của nọc độc đến hệ thần kinh. Ông bắt đầu nôn ra dịch màu vàng, đau đầu và cơ bắp yếu dần. Đến đêm, ông không thể cử động lưỡi hay nuốt, miệng há hốc và sàn miệng chùng xuống dưới tác dụng của trọng lực.

    Ban đầu, các bác sĩ nghĩ Budden có thể hồi phục, nhưng ông đã mất vào ngày hôm sau, sau một đêm được hỗ trợ hô hấp. Kể từ khi thuốc kháng nọc độc được phát triển nhờ nỗ lực của Budden, thế giới không ghi nhận trường hợp tử vong nào do rắn taipan cắn.

    Budden đã không thể chiến thắng nọc độc. "Thật không may, chàng trai 20 tuổi bắt rắn taipan hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu lại bị chính con rắn đó cắn", Bryan Fry, nhà nghiên cứu nọc độc tại Đại học Queensland, chia sẻ. Ông đã xem xét các mẫu nọc độc sau gần 80 năm và nhận thấy chúng vẫn còn rất mạnh.

    Thu Thảo (Theo IFL Science)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thợ săn mất mạng khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc

Share This Page