Vết đen Mặt Trời rộng gấp 7 lần Trái Đất sắp biến mất

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jul 1, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 161)

    Vết đen Mặt Trời AR3354, xuất hiện từ hôm 26/6 và lớn dần lên, sẽ biến mất vào ngày 2/7, khi nó quay đi khỏi tầm nhìn của Trái Đất.

    [​IMG]

    Video timelapse về sự phát triển của vết đen Mặt Trời AR3354. Video: Keith Strong


    Với kích thước hiện gấp 7 lần Trái Đất, vết đen Mặt Trời AR3354 có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng cần sử dụng thiết bị bảo vệ mắt. Nhà vật lý Mặt Trời Keith Strong chia sẻ một video timelapse ấn tượng về vết đen này trên Twitter.

    "Vùng vết đen Mặt Trời mới đánh số, AR3354, đã phát triển nhanh chóng trong 24 giờ qua. Hai ngày trước, nó còn chưa ở đó, nhưng giờ thì lớn hơn cả Trái Đất", Strong viết trên mạng xã hội hôm 27/6. Ngoài tăng kích thước, vết đen Mặt Trời cũng tăng cường độ.

    Vết đen trông tối màu vì chúng nguội hơn các vùng khác trên bề mặt Mặt Trời, theo NASA. Các vết đen nguội hơn do chúng hình thành ở nơi từ trường mạnh cản trở nhiệt từ bên trong Mặt Trời lan tới bề mặt.

    Vết đen có thể giải phóng lóa Mặt Trời - một vụ nổ năng lượng đột ngột. Sức mạnh của lóa Mặt Trời chia thành các cấp: A, B, C, M và mạnh nhất là cấp X. Vết đen càng lớn và phức tạp thì càng có khả năng cao tạo ra lóa Mặt Trời.

    Strong hôm 28/6 chia sẻ trên Twitter video ghi lại lóa Mặt Trời cấp M phóng ra từ AR3354. Lóa Mặt Trời cấp C quá yếu nên không ảnh hưởng đáng kể đến Trái Đất, trong khi đó, lóa cấp M có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến ở các cực Trái Đất. Lóa cấp X có khả năng tác động tới vệ tinh, các hệ thống liên lạc, lưới điện và nghiêm trọng nhất là gây thiếu điện hoặc mất điện.

    [​IMG]

    Lóa Mặt Trời cấp M phóng ra từ khu vực vết đen AR3354. Video: Keith Strong


    Dù có kích thước đáng kinh ngạc, AR3354 không có khả năng gây ra hiện tượng dữ dội như cơn bão Mặt Trời mạnh nhất từng ghi nhận - Sự kiện Carrington. Ngày 1/9/1859, một số vết đen Mặt Trời, tổng kích thước ước tính lớn tương đương sao Mộc (đường kính sao Mộc gấp 11 lần đường kính Trái Đất), tạo ra bão Mặt Trời, làm gián đoạn dịch vụ điện báo trên toàn thế giới, đồng thời gây ra cực quang sáng và mạnh đến mức có thể nhìn thấy ở nơi rất xa về phía nam như Bahamas. Sự kiện tạo ra chớp sáng trắng kéo dài khoảng 5 phút và khiến nhà thiên văn nghiệp dư Richard Carrington bị mù tạm thời.

    Thu Thảo (Theo Space)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Vết đen Mặt Trời rộng gấp 7 lần Trái Đất sắp biến mất

Share This Page