Ám ảnh vì 30 năm mắc bệnh đái dầm

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 30, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 146)

    [​IMG]

    Hà NộiGần 30 năm mắc bệnh đái dầm, Trang chán nản, thu mình, nhiều lần suy nghĩ tiêu cực do căng thẳng và xấu hổ.


    Ngày 30/6, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng ủ rũ, mong điều trị dứt điểm chứng đái dầm để lập gia đình.

    Cô gái 29 tuổi cho biết mắc bệnh từ nhỏ, tiểu không tự chủ vào buổi đêm, tần suất 3-4 lần một tuần, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý. Người bệnh tìm mọi cách để khắc phục như uống thuốc nam, thuốc tây, khám nhiều nơi nhưng không khỏi bệnh. Cô tâm sự chưa từng đi du lịch cùng công ty và bạn bè do xấu hổ, thậm chí nhiều lần nghĩ đến cái chết.

    Các bác sĩ đang lấy mẫu nước tiểu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe bất thường khác. Mặt khác, người bệnh được kiểm tra thần kinh xác định vấn đề về cảm giác, phản xạ; đo niệu động học phát hiện lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi vệ sinh. Cô gái cũng được siêu âm, chụp X quang để tìm kiếm cấu trúc bất thường gây chứng bệnh.

    Đái dầm thường gặp ở trẻ nhỏ vì cơ thể các em chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa điều khiển được khi bàng quang chứa nước tiểu. Theo thời gian, trẻ lớn dần, tình trạng đái dầm sẽ tự hết. Từ 5 tuổi trở lên, hiện tượng này không tự chấm dứt, trẻ cần được khám và điều trị sớm.

    Bác sĩ Liên cho biết tình trạng đái dầm ở người lớn không hiếm gặp, song đa số có tâm lý xấu hổ nên chủ quan không đi khám sớm. Nguyên nhân có thể do di truyền, rối loạn hormone hoặc bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng lưu giữ nước tiểu trong bộ phần này kém. Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu khiến bệnh nhân khó chịu muốn đi tiểu.

    Một số triệu chứng khác như rối loạn thần kinh, ngủ quá mệt không tỉnh giấc, táo bón nhiều gây kích thích bàng quang. Yếu tố tâm lý như lo lắng, buồn phiền, mất ngủ cũng có thể gây đái dầm.

    Bác sĩ khuyên mọi người cần phân biệt đái dầm với các bệnh lý niệu quản cắm lạc chỗ vào âm đạo, rò bàng quang âm đạo, tổn thương cơ thắt cổ bàng quang. Với trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp như luyện tập tiểu đúng giờ, không uống nước trước ngủ, đặt báo thức vào giờ cố định để tiểu đêm vẫn không cải thiện, cần đi khám càng sớm.

    Minh An


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Ám ảnh vì 30 năm mắc bệnh đái dầm

Share This Page