Suýt chết do đắp thuốc lạ vào vết thương hở

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 26, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 139)

    [​IMG]

    Tuyên QuangNam bệnh nhân 16 tuổi, bị tai nạn giao thông, mua thuốc không rõ nguồn gốc về đắp vào vết thương, dẫn đến uốn ván nguy kịch.


    Hôm 31/5, người bệnh được đưa vào viện địa phương, sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, trong tình trạng vết thương sưng nề, chảy dịch nhiều, tím đen.

    Trên giường bệnh, nam sinh liên tục lên cơn co cứng, gồng toàn thân, sốt cao không hạ, được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng uốn ván. Ê kíp dùng thuốc an thần, kháng sinh, đồng thời xử trí vết thương, chống suy hô hấp, cân bằng nước và điện giải cho người bệnh.

    Sau một tuần, sức khỏe bệnh nhân không tiến triển, gia đình xin đưa con về làm tang, song bác sĩ kiên trì động viên. Bệnh viện huy động thêm bác sĩ, điều dưỡng túc trực điều trị, liên tục theo dõi chỉ số và nâng cao thể trạng người bệnh.

    Ba tuần sau, chỉ số sinh tồn của nam sinh bắt đầu ổn định, giảm các triệu chứng co cứng, có thể tự ăn uống, dự kiến xuất viện vài ngày tới.

    "Những điều dưỡng nhiều kinh nghiệm nhất của khoa Truyền nhiễm đã được huy động để điều trị, chăm sóc và theo dõi sát thể trạng bệnh nhân. May mắn, em thoát chết thần kỳ", bác sĩ Chẩu Văn Tịch, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, nói hôm 26/6.

    Uốn ván là bệnh cấp tính do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Dấu hiệu là những cơn co cứng cơ kèm đau, trước tiên là cứng cơ nhai, mặt, gáy, cuối cùng là cơ thân.

    Thời gian ủ bệnh thường 3-21 ngày, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Hầu hết trường hợp xuất hiện triệu chứng trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn uốn ván. Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn, mức độ cũng nặng hơn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ cao tử vong do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết.

    Bác sĩ khuyến cáo tiêm phòng vaccine uốn ván với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm mũi nhắc lại sau 5-10 năm. Khi bị thương, sơ cứu bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước sạch, hoặc dùng nước oxy già để rửa và sát khuẩn, cầm máu. Vết thương có dị vật thì cần rửa sạch, lấy hết dị vật trước khi băng lại. Không băng kín vết thương nếu chưa được vệ sinh tốt vì đây là điều kiện khiến vi khuẩn uốn ván phát triển.

    Minh An


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Suýt chết do đắp thuốc lạ vào vết thương hở

Share This Page