Chế tạo vật liệu mới giúp xử lý môi trường bị ô nhiễm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 4, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 402)

    Ngày 30/4, trên tạp chí Nature Communications, một nhóm các nhà khoa học Pháp và Australia cho biết họ đã chế tạo được một loại vật liệu mới rất nhẹ, có thể tái sử dụng và đặc biệt là hấp thụ mạnh mẽ một số hóa chất.

    Đây nhiều khả năng sẽ là "vũ khí" mới trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước.

    [​IMG]

    Vật liệu mới là những tấm cực mỏng boron nitride (hợp chất hóa học còn được gọi là graphene trắng) có thể hút một diện lớn dầu loang, hóa chất hòa tan hay thuốc nhuộm thải ra từ các ngành công nghiệp dệt, giấy, thuộc da... Những tấm này có nhiều lỗ nhỏ li ti, có thể nổi trên nước cũng như không thấm nước.

    Một khi được thả vào bề mặt nước có ô nhiễm dầu chẳng hạn, những tấm đó sẽ ngay lập tức hút dầu và đổi màu. Tiến trình này rất nhanh, chỉ khoảng hai phút và dầu ô nhiễm được hút sạch sẽ. Khi đã bão hòa, những tấm cực mỏng boron nitride có thể được dễ dàng lấy ra, làm sạch để tái sử dụng thêm vài lần nữa.

    Theo nhóm nghiên cứu, những vật liệu đang dùng phổ biến để chống ô nhiễm dầu như than hoạt tính hay sợi tự nhiên có độ hấp thụ dầu thấp hơn nhiều so với vật liệu mới này. Trong khi đó, những vật liệu có độ hấp thụ cao khác lại khó tái sử dụng.

    Nhóm nghiên cứu cho biết giá thành loại vật liệu mới cùng công nghệ liên quan sẽ được chờ đợi sẽ đem đến tác động to lớn đối với việc bảo vệ môi trường.

    Nguồn KhoaHoc.com.vn
     
  2. Facebook comment - Chế tạo vật liệu mới giúp xử lý môi trường bị ô nhiễm

Share This Page