Thuốc lá điện tử - 'bệnh dịch' ở người trẻ

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 16, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 108)

    Các bác sĩ nhi khoa thế giới cảnh báo thuốc lá điện tử (vape) đang nhanh chóng trở thành bệnh dịch mới ở thanh thiếu niên, có thể gây nghiện và để lại nhiều rủi ro sức khỏe.


    Hôm 15/6, các nhà khoa học của Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Anh (RCPCH), nhận định rủi ro khi sử dụng thuốc lá điện tử không thấp hơn so với thuốc lá truyền thống. Nhóm kêu gọi chính phủ hành động khẩn cấp để bảo vệ người trẻ, đầu tư nghiên cứu về tác động dài hạn của thói quen này.

    Nghiên cứu về Thuốc lá và Sức khỏe (ASH) Anh vào tháng 5 cho thấy cứ 5 trẻ 15 tuổi thì có một hút thuốc lá điện tử. Số người từ 11 đến 17 tuổi hút thuốc tăng từ 7,7% năm 2022 lên 11,6% trong năm nay.

    Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), 40 trẻ nhập viện do các rối loạn liên quan đến thuốc lá điện tử, vào năm 2022, tăng 11 ca so với năm trước. NHS cảnh báo thói quen này có thể khiến các em mắc bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

    Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo năm 2022 có 2,55 triệu học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sử dụng thuốc lá điện tử. Gần 85% trong số đó dùng loại thuốc có hương vị, khoảng 50% sử dụng thuốc lá điện tử dùng một lần.

    "Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Mỹ đang ở mức đáng lo ngại, gây ra rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe", Brian King, Giám đốc Trung tâm Sản phẩm Thuốc lá của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA, cho biết.

    Cuối năm ngoái, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng Việt Nam, công bố kết quả nghiên cứu năm 2022 cho thấy 3,5% học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử, so với tỷ lệ ba năm trước là 2,6%. Thuốc lá điện tử chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước, tuy nhiên việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt trên Internet. Được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng, hương vị hấp dẫn, những loại thuốc này thu hút giới trẻ, tỷ lệ sử dụng xu hướng tăng nhanh.


    [​IMG]

    Một cô gái đang hút thuốc lá điện tử. Ảnh: Independent


    Thành phần chính trong thuốc lá điện tử là chất nicotine, có khả năng gây nghiện cao, tương tự ma túy. Nicotine ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí gây tổn thương bào thai. Khói thuốc lá chứa các chất gây ung thư, tăng nguy cơ mắc suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng. Sử dụng nicotine quá liều sẽ gây ngộ độc.

    Trong thuốc lá điện tử có hương liệu tạo mùi thơm, có thể gây ngộ độc hoặc gây kích thích, từ đó dẫn tới sử dụng các chất gây nghiện khác như rượu bia, thuốc lá điếu, ma túy.

    Hiện nay, việc bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn xuất hiện nhiều hội nhóm thảo luận về hương vị thuốc lá, chia sẻ tinh dầu thuốc lá điện tử.

    Tiến sĩ Mike McKean, Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia, khuyến nghị chính phủ chú ý đến tác động môi trường nghiêm trọng của thuốc lá điện tử. Ông kêu gọi nhà chức trách cấm hoàn toàn và nhận định vape đang trở thành "bệnh dịch" ở trẻ em và thanh thiếu niên.

    ASH đề xuất 4 biện pháp can thiệp để hạn chế tác động của thuốc lá điện tử. Đó là đánh thuế với thuốc lá điện tử; cấm các thương hiệu xây dựng hình ảnh thu hút với giới trẻ; tài trợ cho các chiến dịch chống hút thuốc và cấm quảng cáo thuốc lá điện tử tại cửa hàng.

    Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết nước này sẽ ngăn chặn hành vi tiếp thị thuốc lá điện tử "bừa bãi đến không thể chấp nhận" của nhiều nhãn hàng. Chính phủ cũng xem xét cấm bán thuốc lá điện tử "không chứa nicotine" cho người dưới 18 tuổi.

    Bộ Y tế Việt Nam cũng đề nghị cấm toàn bộ sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng; xử lý nghiêm trường hợp mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử.

    Thục Linh (Theo Independent)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Thuốc lá điện tử - 'bệnh dịch' ở người trẻ

Share This Page