Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng. Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên. Video: ECNS Cây vải 1.500 năm có đường kính thân 5,6 m và chiều cao 16 m. Năm 1958, các chuyên gia xác định cây được trồng trước thời nhà Đường (năm 618 – 907). Quả của cây vải này từng được tiến cống cho các đời hoàng đế. Dù hơn nghìn năm đã trôi qua, cành lá của cây vẫn sum sê. Năm 2019, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên xác nhận và công bố đây là cây cổ thụ cấp 1, sau đó đưa cây vải vào danh sách bảo vệ ở địa phương. Cây vải cổ thụ không ra quả suốt 11 năm liền, do đó khi cây đột nhiên ra đầy quả vào năm nay, những người dân làng hết sức bất ngờ. "Chúng tôi rất tự hào khi có một cây cổ thụ với lịch sử lâu đời như vậy. Tôi thực sự muốn nếm thử vị ngọt của trái vải từ nghìn năm trước", một cư dân Tứ Xuyên chia sẻ. Đây không phải lần đầu tiên cây vải cổ thụ được tìm thấy ở Tứ Xuyên, một số cây khác có niên đại hơn 1.270 năm. Vải (Litchi chinensis) là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Vải là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15-20 m, có lá hình lông chim mọc so le. Quả vải chứa nhiều vitamin C. Vải cần có khí hậu nóng vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương giá hoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không xuống dưới -4 °C và với mùa hè nóng bức, nhiều mưa và độ ẩm cao. Nó phát triển tốt trên các loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ (mùn). An Khang (Theo Global Times) Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn VNExpress