Virus chân tay miệng tái xuất ở TP HCM nguy hiểm thế nào

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jun 2, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 107)

    Enterovirus 71 vừa tái xuất ở TP HCM được cho là chủng virus tay chân miệng gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất.


    Chiều 1/6, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết số ca tay chân miệng từ đầu năm đến nay thấp, hơn 1.670 ca, bằng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại của tpye Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh nặng khiến tình hình "thực sự đáng lo ngại".

    Bệnh chân tay miệng do một nhóm virus thuộc chủng Enterovirus gây nên. Chủng này gồm 4 loại, trong đó type EV71 là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến, khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), EV71 lần đầu tiên được phân lập từ phân của một phụ nữ bị viêm não vào năm 1969 tại California, Mỹ. Virus gây ra một loạt bệnh, từ nhiễm trùng không có triệu chứng đến chân tay miệng nhẹ, bệnh thần kinh trung ương với các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, phổi.

    Trong những trường hợp chuyển nặng, tỷ lệ tử vong có thể cao. EV71 được coi là type Enterovirus gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất. Bệnh do type này gây nên trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ở Trung Quốc.

    EV71 thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là nhóm mẫu giáo, mầm non. Triệu chứng đặc trưng gồm sốt, lở loét trong miệng và phát ban có mụn nước. Biểu hiện đầu tiên là thân nhiệt cao, chán ăn, mệt mỏi và đau họng. Một hoặc hai ngày sau khi sốt, các vết loét đau có thể phát triển trong miệng. Ban đầu, chúng chỉ như những đốm nhỏ màu đỏ có mụn nước, sau đó lan rộng hơn. Các tổn thương này thường xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má. Nhiều em có thể bị phát ban da không ngứa, đôi khi kèm theo mụn nước. Vị trí phát ban là lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và cơ quan sinh dục.


    [​IMG]

    Bàn tay nổi nốt bọng nước của trẻ bị chân tay miệng. Ảnh: Raising Children


    Bệnh nhân chân tay miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc chỉ bị loét bên trong vòm miệng. EV71 có thể gây các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm màng não do virus.

    Virus chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với dịch mũi hoặc họng của người bệnh, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân. Bệnh dễ lây lan trong giai đoạn cấp tính, có thể kéo dài vì virus thải ra phân sẽ sống thêm vài tuần. Thời gian ủ bệnh thường từ ba đến 5 ngày.

    Hiện chưa có phương pháp điều trị đối với EV71. Bệnh nhi nhập viện thường được kê thuốc hạ sốt và giảm đau do vết loét. Các triệu chứng sốt, phát ban và loét thường giảm dần sau một tuần. Lúc này, các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ chú ý đến các triệu chứng sau của con: Sốt cao dai dẳng, nôn nhiều lần, buồn ngủ nhiều hoặc ngủ li bì, co giật hoặc yếu chân tay đột ngột

    Trẻ em bị bệnh nên nghỉ ở nhà, cách ly, không tham gia các hoạt động nhóm.

    Năm 2019 và 2020, WHO họp nhóm công tác và tư vấn không chính thức, xem xét hiện trạng phát triển và quản lý vaccine ngừa EV71. Các biện pháp phòng ngừa bên cạnh tiêm chủng là giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hong Kong cũng khuyến nghị rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Cơ quan này cảnh báo mọi người không dùng chung khăn tắm và vật dụng cá nhân với người khác.

    Hiện Trung Quốc đã cấp phép cho ba loại vaccine ngừa EV71. Hiệu quả của ba loại vaccine này sau khi tiêm hai liều dao động từ 90% đến 97,4%. Các loại vaccine khác như vaccine tái tổ hợp, vector đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.

    Thục Linh (Theo WHO, CHP)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Virus chân tay miệng tái xuất ở TP HCM nguy hiểm thế nào

Share This Page