Lần đầu tiên mổ u thượng thận hiếm gặp trên bệnh nhi

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, May 24, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 100)

    Hà NộiBé trai 14 tuổi, mắc u thượng thận hai bên, là ca bệnh hiếm gặp tại Việt Nam và thế giới, được bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương mổ thành công.


    Bệnh nhi ở Nam Định, được phát hiện tăng huyết áp khi khám sức khỏe định kỳ ở trường. Sau đó, gia đình đưa con đi kiểm tra ở một số bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán mắc viêm cầu thận và kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên, huyết áp trẻ vẫn tăng cao, chỉ định nhập viện nhưng tình trạng không thuyên giảm. Các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có u ở tuyến thượng thận hai bên, kích thước 6x7 cm.

    Ngày 4/5, trẻ được chuyển đến Trung tâm Nội tiết Chuyển hóa Di truyền và Liệu pháp phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương. PGS.TS Vũ Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm, cho biết u tuyến thượng thận là loại u hiếm gặp, chiếm 0,2-0,4% trong 100.000 người mỗi năm. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh này hiếm hơn, chiếm 10% trong tổng số ca u thượng thận được phát hiện. Trong đó, chỉ 10% trẻ em bị u thượng thận hai bên.

    "Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị 1-2 bệnh nhi u tuyến thượng thận, còn trường hợp trên là ca đầu tiên có u tuyến thượng thận hai bên chúng tôi tiếp nhận trong 20 năm qua", bác sĩ Dũng nói, thêm rằng nếu bệnh được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, trẻ sẽ khỏi và có chất lượng sống bình thường. Ngược lại, người bệnh sẽ tử vong sớm nếu được chẩn đoán và điều trị muộn.

    Riêng với trường hợp trên, tính chất cuộc mổ sẽ rất phức tạp do khi cắt bỏ hai khối u, khả năng cao phải cắt bỏ cả hai tuyến thượng thận. Điều này dẫn đến nguy cơ suy thượng thận cấp, mất khả năng chống đỡ của cơ thể với các stress, thậm chí tử vong. Do đó, để đảm bảo phẫu thuật an toàn, bệnh viện hội chẩn nhiều chuyên khoa, quyết định điều trị đưa huyết áp trở lại bình thường rồi mổ.

    "Chúng tôi lên kế hoạch rất tỉ mỉ, cẩn thận về việc điều trị huyết áp cho cháu trước và trong phẫu thuật. Song song ổn định huyết áp là bù đủ dịch. Suốt quá trình can thiệp mạch và phẫu thuật, các bác sĩ Nội tiết phối hợp chặt chẽ với bác sĩ Gây mê điều chỉnh vận mạch, hormone, đồng hành với các bác sĩ Can thiệp mạch và Ngoại khoa, tránh trường hợp huyết áp bệnh nhi tăng lên quá cao", TS.BS Cấn Thị Bích Ngọc, Trưởng khoa Di truyền lâm sàng và Liệu pháp phân tử, cho biết.

    Ngoài ra, các bác sĩ cũng tìm cách giảm nguy cơ chảy máu ồ ạt trong quá trình phẫu thuật.


    [​IMG]

    Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Trường Giang


    Trong ca mổ 8 giờ hôm 15/5, các bác sĩ đã cắt hoàn toàn hai khối u tuyến thượng thận, đồng thời cố gắng giữ lại một phần tuyến thượng thận bên phải. Bác sĩ Vũ Mạnh Hoàn, Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy, người mổ trực tiếp, nói ê kíp đã thận trọng và tỉ mỉ từng thao tác, vì việc chạm vào khối u rất dễ gây cơn tăng huyết áp kịch phát, dẫn đến xuất huyết não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim.

    Sau mổ, bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt trong phòng vô khuẩn để kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Ngày 24/5, trẻ ổn định, tự thở, tỉnh táo, huyết áp trở về bình thường, tiếp tục được theo dõi.

    Tuyến thượng thận gồm hai phần, trong đó tủy thượng thận duy trì huyết áp và nhịp tim, phần vỏ thượng thận bài tiết ba loại hormone có vai trò quan trọng trong điều chỉnh chuyển hóa và đáp ứng miễn dịch, huyết áp, thể tích tuần hoàn, điện giải.

    Đặc biệt, lớp giữa của vùng vỏ thượng thận tiết ra hormone sinh mệnh, có tác dụng chống stress, chống viêm, tham gia chuyển hóa đường, mỡ, protein. Lớp trong cùng của lớp vỏ có vai trò phát triển giới tính trong thời kỳ bào thai. Vì thế, các hormone ở tuyến thượng thận rất quan trọng để duy trì sự sống của con người.

    Dấu hiệu mắc u tuyến thượng thần là đau đầu, tăng huyết áp, hồi hộp đánh trống ngực, vã mồ hôi, nhưng thường rất mơ hồ và dễ bỏ sót nếu không được khám cẩn thận.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Lần đầu tiên mổ u thượng thận hiếm gặp trên bệnh nhi

Share This Page