'Không để Việt Nam thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ'

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 23, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 88)

    Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, cần sớm xây dựng hành lang pháp lý về trí tuệ nhân tạo để Việt Nam không trở thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ có tính rủi ro cao.


    "Phải có luật hoặc nghị quyết quy định nguyên tắc, cơ chế pháp lý thử nghiệm có kiểm soát việc hình thành các Sandbox (thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới khi chưa biết cách quản lý) trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể", ông Nghĩa nói khi góp ý dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sáng 23/5.

    Là thư ký Hội đồng Khoa học của Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia, ông Nghĩa cho rằng hành lang pháp lý phải quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu thiết bị thông minh như robot, xe tự hành, thiết bị bay không người lái. Hệ thống pháp lý đầy đủ, toàn diện là điều kiện tiên quyết để Việt Nam không bị chậm chân trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động tận dụng lợi thế và phòng chống rủi ro.


    [​IMG]

    Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại hội trường Quốc hội, sáng 23/5. Ảnh: Media Quốc hội


    Theo ông, nghị quyết năm 2019 của Bộ Chính trị yêu cầu hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia. Bộ Chính trị cũng yêu cầu sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Năm 2019, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính, nhưng đến nay chưa được ban hành.

    Ông Nghĩa cho biết, dù chưa có khuôn khổ pháp lý chung toàn cầu nhưng một số nước và khu vực đã thông qua quy định tạo hành lang đưa cách mạng công nghiệp lần thứ tư đi đúng hướng, phát huy sáng tạo, phòng ngừa, kiểm soát và hạn chế rủi ro. Trong khu vực tư nhân, nhận thức được nguy cơ hiện hữu về AI vượt tầm kiểm soát, từ 22/3, nhiều cá nhân trên thế giới đã tham gia thư ngỏ kêu gọi tạm ngừng phát triển mô hình này trong 6 tháng bất kỳ hệ thống nào mạnh hơn GPT-4.

    Một trong những mục tiêu của việc tạm ngừng này là để các nhà phát triển AI cùng các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả. "Đến tối qua, đã có 27.500 người ký tên, trong đó có nhiều nhân vật kiến thức chuyên sâu và ảnh hưởng toàn cầu về lĩnh vực công nghệ tham gia", ông Nghĩa nói.

    [​IMG]

    Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại nghị trường, sáng 23/5. Video: Truyền hình Quốc hội


    Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường) nói Luật Khoa học và Công nghệ dự kiến được Chính phủ đưa vào chương trình nghị sự năm 2022-2025. Tuy nhiên, nhiều quy định trong luật năm 2028 đã bộc lộ bất cập, như ứng dụng khoa học công nghệ, cơ chế ưu đãi thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, bà đề nghị các cơ quan sớm xem xét sửa Luật Khoa học và Công nghệ.

    AI là sự "tư duy" của máy móc, trong đó các thiết bị sẽ bắt chước cách tư duy tự nhiên của con người để giải quyết các vấn đề. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, AI là một trong những yếu tố then chốt.

    Năm ngoái, OpenAI và hàng loạt công ty bắt đầu tung ra các công cụ ứng dụng bước phát triển tiếp theo của công nghệ học máy, đó là AI tạo sinh. Chúng được huấn luyện bằng hàng nghìn tỷ ảnh và văn bản từ Internet, cho phép sinh ra nội dung dựa trên yêu cầu đơn giản từ người dùng, viết mã lập trình và nói chuyện như người thật.

    Từ đây, những tranh cãi gay gắt đã nổ ra trong giới công nghệ về khả năng AI vượt qua con người và hủy diệt nhân loại. "AI có thể gây hại đáng kể cho thế giới", CEO OpenAI Sam Altman phát biểu trong phiên điều trần tại quốc hội Mỹ giữa tháng 5.

    "Các doanh nghiệp công nghệ lớn đang chạy đua phát triển những cỗ máy ngày càng thông minh hơn mà không hề có sự giám sát", Anthony Aguirre, Giám đốc Future of Life Institute (FLI), tổ chức thành lập năm 2014 để nghiên cứu những mối đe dọa tồn vong với xã hội, nói.

    Viết Tuân - Sơn Hà


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 'Không để Việt Nam thành nơi thử nghiệm sản phẩm công nghệ'

Share This Page