Dự án xây bệnh viện ung bướu lớn nhất miền Tây bị 'treo'

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 29, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 141)

    Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 500 giường, kinh phí 1.700 tỷ đồng, chỉ đạt tiến độ hơn 21% sau 6 năm xây dựng, khiến hàng nghìn bệnh nhân bị ảnh hưởng do cơ sở cũ xuống cấp và quá tải.


    Công trình do Sở Y tế Cần Thơ làm chủ đầu tư, khởi công tháng 10/2017 tại quận Ninh Kiều, diện tích hơn 15.400 m2, dự kiến hoàn thành sau 3 năm. Trong tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, hơn 80% từ nguồn vay ODA của Chính phủ Hungary, còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Đây là dự án bệnh viện chuyên về điều trị ung bướu lớn và hiện đại nhất miền Tây.

    Theo Sở Y tế Cần Thơ, công trình hiện đạt hơn 21% giá trị khối lượng hợp đồng Tổng thầu EPC (tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị, công nghệ và thi công). Trong đó, hạng mục xây dựng đạt 82%, hạng mục cung cấp và lắp đặt thiết bị xây dựng hoàn thành hơn 16%. Do vướng mắc về việc điều chỉnh các trang thiết bị y tế, hạng mục cung cấp và lắp đặt chưa thực hiện được.

    Hợp đồng giữa Sở Y tế Cần Thơ và liên danh nhà thầu hết hiệu lực từ ngày 10/7/2022. Hiệp định vay của dự án ký kết lần hai giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Eximbank Hungary cũng hết hiệu lực ngày 11/7/2022. Vì thế dự án gần như "đóng băng" gần một năm qua.

    Tuần qua, ông Phạm Phú Trướng Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho biết quá trình triển khai dự án, thành viên đứng đầu liên danh nhà thầu là VMD Kórházi Technológiai Zrt (Hungary) liên tục đề xuất điều chỉnh các trang thiết bị y tế chuyên dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng và trang thiết bị y tế không chuyên dùng.

    "Điều này dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ 50% hàng hóa xuất xứ Hungary theo quy định của Hiệp định khung được ký kết giữa Chính phủ hai nước, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án", ông Giang nói.

    Đơn cử, 71 container vật liệu Vinyl (nhựa PVC) và gạch ốp lát, Sở Y tế chưa có hồ sơ bản gốc để hoàn tất thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng, mặc dù nhiều lần gửi văn bản yêu cầu nhà thầu cung cấp.

    [​IMG]

    Bệnh viện ung bướu TP Cần Thơ sau gần 6 năm xây dựng. Ảnh: An Bình


    Cũng theo ông Giang, thành viên đứng đầu liên danh nhà thầu chưa chủ động bố trí nhân sự có thẩm quyền có mặt thường xuyên tại Việt Nam trong suốt thời gian triển khai dự án để điều hành, xử lý các phần việc thẩm quyền. Do đó, khi gặp khó khăn vướng mắc, các bên phải mất nhiều thời gian để thống nhất hướng giải quyết. Ngoài ra, nhà thầu chưa am hiểu nhiều về quy định pháp luật, văn hóa Việt Nam nên hạn chế trong việc trao đổi, thống nhất công việc, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

    Hai bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, yêu cầu để tiếp tục dự án, TP Cần Thơ phải tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng mới thực hiện phần khối lượng công việc còn lại của gói thầu. Sở Y tế cũng đã yêu cầu liên danh nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát rà soát xác định khối lượng đã thực hiện làm cơ sở để thanh lý hợp đồng và xác định giá trị phần khối lượng công việc còn lại. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp nhiều khó khăn.

    "Sở đã đề xuất lãnh đạo thành phố gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao và kinh tế đối ngoại Hungary, Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam, trình bày những khó khăn, vướng mắc của dự án và đề nghị có ý kiến về hiệp định vay mới", ông Giang nói.

    Sở Y tế cũng kiến nghị UBND TP Cần Thơ chỉ đạo nghiên cứu thủ tục pháp lý, phương án khả thi về tiếp tục sử dụng hay xin chủ trương dừng sử dụng vốn vay ODA Hungary và bố trí nguồn vốn thực hiện giai đoạn còn lại.

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết chủ trương của thành phố là tiếp tục xây dựng bệnh viện từ nguồn ODA của Hungary. "Chúng tôi đã giao Sở Y tế cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để xem xét, sớm xây dựng hoàn thiện bệnh viện và đưa vào sử dụng", ông Hồng nói.

    Trong lúc đó, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ hiện tại là cơ sở y tế chuyên khoa hạng 1, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ người dân địa phương và khu vực miền Tây, nhưng đang rơi vào tình trạng xuống cấp và quá tải.

    Bệnh viện này có hai cơ sở, 400 giường nhưng mỗi ngày tiếp nhận trung bình 1.000 bệnh nhân ngoại trú và trên 500 nội trú. Đơn vị phải bố trí nhân sự, sử dụng trang thiết bị và phòng mổ với công suất rất cao, bình quân 12-24 giờ mỗi ngày (đặc biệt xạ trị với công suất 24/7). Dù vậy, bệnh nhân vẫn phải đợi trên hai tuần để được phẫu thuật, 3-4 tháng xạ trị. Nhiều người phải đến Cà Mau hoặc TP HCM để được điều trị kịp thời.

    Một lãnh đạo bệnh viện cho biết nếu được vận hành sớm, Bệnh viện Ung bướu mới sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị về phẫu thuật, xạ trị cũng như các kỹ thuật hiện đại.

    "Bệnh nhân không phải đi TP HCM hay nước ngoài để thực hiện. Nhưng công trình chậm hoàn thành kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến việc khám và điều trị cho cho người dân", vị này nói.

    An Bình


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Dự án xây bệnh viện ung bướu lớn nhất miền Tây bị 'treo'

Share This Page