Đam mê mới của Mark Zuckerberg

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Apr 25, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 144)

    Mark Zuckerberg được cho là đã bị AI mê hoặc, và các nhà phân tích đùa rằng CEO Meta đang tính đến chuyện đổi tên công ty thành MetAI.


    "Hãy để mắt đến tình yêu mới của Zuckerberg với mọi thứ liên quan đến AI", các nhà phân tích từ ngân hàng đầu tư Bernstein đưa ra cảnh báo qua email ngày 24/4. "Có vẻ Năm hiệu quả của Meta đang kết thúc và việc đổi tên thành MetAI có thể sắp được thực hiện".

    Chỉ 18 tháng trước, Zuckerberg đặt cược tương lai của công ty vào metaverse khi đổi tên Facebook thành Meta. Ông chi hàng chục tỷ USD cho tham vọng vũ trụ ảo, khiến các nhà đầu tư lo ngại. Trong khi đó, chỉ trong sáu tháng qua, công ty sa thải 21.000 người nhằm thực hiện việc thắt chặt chi tiêu nhằm hướng đến "Năm hiệu quả".

    [​IMG]

    Mark Zuckerberg. Ảnh: AP


    Tuy nhiên, khi metaverse còn chưa hình thành rõ nét, Mark Zuckerberg lại đang hướng đến mục tiêu mới. Từ tháng 2, Meta tham chiến mặt trận siêu AI khi phát hành mô hình ngôn ngữ mới LLaMA dành cho nhà nghiên cứu. LLaMA viết tắt từ Large Language Model Meta AI (Mô hình Ngôn ngữ Lớn về AI của Meta), hoạt động dưới dạng mở, cho phép các nhà nghiên cứu và tổ chức chính phủ, xã hội, học viện dùng miễn phí.

    "Chúng tôi tin mình đang đi đầu", Andrew Bosworth, COO của Meta, nói khi đó. "Chúng tôi đã tiên phong trong nhiều kỹ thuật phát triển mô hình ngôn ngữ lớn, cũng như đã thành lập nhóm AI nhiều tháng trước. Đây sẽ là lĩnh vực mà tôi, Zuckerberg và Giám đốc sản phẩm Chris Cox chú trọng sắp tới".

    Đầu tháng này, Bosworth tiếp tục cho biết Zuckerberg và các giám đốc cấp cao của công ty đang dành phần lớn thời gian cho AI. "Chúng tôi đã đầu tư vào AI hơn một thập kỷ và cũng có những viện nghiên cứu hàng đầu, nơi có quy mô hàng trăm người", Andrew Bosworth nói với Nikkei.

    Giữa tháng 3, trong thông báo gửi nhân viên về đợt sa thải thứ hai, Zuckerberg nói "AI là bước đột phá lớn tiếp theo", trong khi không đề cập đến metaverse.

    "Khoản đầu tư lớn nhất của chúng ta là thúc đẩy AI và tích hợp nó vào mọi sản phẩm. Chúng ta có cơ sở hạ tầng để làm điều này ở quy mô chưa từng có, và tôi nghĩ trải nghiệm nó mang lại sẽ rất tuyệt vời", CEO Meta cho hay.

    Ngày 22/4, Emad Mostaque, CEO của Stability AI, đăng trên Twitter rằng nhóm nghiên cứu Meta AI có vẻ đã sử dụng 2.048 chip Nvidia A100 trong 5 tháng để đào tạo một mô hình ngôn ngữ mới. Nếu thông tin là sự thật, Meta đã chi hơn 20 triệu USD cho cỗ máy AI. Trong khi đó, Meta chưa bình luận về thông tin trên.

    "Tôi nghĩ Meta tập trung vào AI là điều tốt", Ali Mogharabi, nhà phân tích cấp cao của Morningstar, nói với CNN. "Khoản đầu tư này có lợi cho đôi bên, khi vừa có thể cải thiện hiệu quả cho kỹ sư tạo sản phẩm vừa tăng tính tương tác với người dùng, từ đó thúc đẩy doanh thu quảng cáo. Về lâu dài, nó còn có thể ứng dụng cho metaverse".

    Trong khi đó, theo nhà phân tích Angelo Zino của CFRA Research, việc mạnh tay sa thải cùng chiến lược tập trung vào AI cho thấy Zuckerberg đang tìm cách "chuộc lỗi" cho tham vọng metaverse chưa thành công. "Tôi tin Zuckerberg đã chuyển hướng, bằng cách tập trung vào hiệu quả hơn là phát triển vũ trụ ảo bằng bất cứ giá nào", Zino nói. Ông nhận định động thái mới của Meta được giới đầu tư ủng hộ hơn, bằng chứng là cổ phiếu công ty tăng hơn 50% thời gian qua.

    Tuy vậy, theo Business Insider, nếu Mark Zuckerberg muốn theo kịp OpenAI, Microsoft và Google, số tiền ông phải bỏ ra có thể còn lớn hơn những gì đã đổ vào vũ trụ ảo. Hiện các cỗ máy đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn cần rất nhiều tiền. Ví dụ, OpenAI được cho là phải chi khoảng 700.000 USD mỗi ngày vận hành ChatGPT. Hồi tháng 2, Google cũng xác nhận sẽ tốn hàng tỷ USD nếu chatbot Bard hoạt động như một công cụ tìm kiếm.

    Bảo Lâm


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Đam mê mới của Mark Zuckerberg

Share This Page