Phòng thí nghiệm ở độ sâu 2,5 km dưới mặt biển

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 8, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 189)

    Pháp sắp hoàn thiện phòng thí nghiệm dưới nước tiên tiến có thể phát hiện hạt ma và nghiên cứu nhiều hiện tượng dưới biển sâu.

    [​IMG]

    Các thiết bị ở phòng thí nghiệm điều khiển từ xa dưới nước. Ảnh: Camille Combes/Agenda Ouvreboite


    Một phòng thí nghiệm dưới nước điều khiển từ xa mới đang được xây dựng gần Marseilles, Pháp. Phòng thí nghiệm đại dương Laboratoire Sous-marin Provence Méditerranée (LSPM) là cơ sở nghiên cứu dưới nước tiên tiến, nằm cách Toulon, Pháp 40 km về phía nam. Là cơ sở đầu tiên kiểu này ở châu Âu, hiện nay LSPM chuẩn bị đi vào hoạt động. Phòng thí nghiệm có nhiều thiết bị khoa học và cảm biến công nghệ cao dùng cho hải dương học, địa chất học, vật lý hạt cùng nhiều lĩnh vực khác. Theo LSPM, cơ sở có cáp quang nối với đất liền, hộp nối dây cho thiết bị dưới nước, hệ thống định vị âm thanh phạm vi dài, hộp nối dây để đo môi trường, Interesting Engineering hôm 7/4 đưa tin.

    Cơ sở nằm ở độ sâu 2.450 m bên dưới mặt nước là nơi đặt máy dò hạt ma Kilometer Cube Neutrino Telescope (KM3NeT), bao gồm 2.070 khối cầu treo trên 115 sợi dây neo ở đáy biển và trôi nổi trong nước. LSPM cũng chứa cảm biến môi trường EMSO rất quan trọng đối với theo dõi sự lành mạnh của đại dương.

    Bộ máy dò khổng lồ này có thể phát hiện hạt neutrino đến từ bầu trời Nam Bán cầu. Trong những dịp hiếm hoi neutrino tương tác với phân tử nước, chúng tạo ra chớp sáng màu xanh dương trong bóng tối của đại dương, theo Paschal Coyle, giám đốc nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý hạt Marseille kiêm giám đốc LSPM. Phát hiện ánh sáng này cho phép nhà nghiên cứu đo hướng và năng lượng của hạt neutrino.

    Ngoài ra, LSPM còn sở hữu một robot dưới nước mang tên "BathyBot". Robot này trang bị cảm biến tiên tiến có thể đo nhiều thông số dưới đại dương như nhiệt độ, oxy, nồng độ carbon dioxide, tốc độ và hướng của dòng hải lưu, độ mặn và mật độ hạt. Giống như nhiều thiết bị ở LPSM, robot sẽ được điều khiển từ đất liền. BathyBot có thể trèo lên rạn đá nhân tạo cao 2 m và đo chất lượng nước, ngay cả khi cách xa trầm tích đáy đại dương. Một quang phổ kế tia gamma sẽ theo dõi nồng độ phóng xạ. Camera chụp ảnh nổi photon đơn sẽ được triển khai để đo phát quang sinh học của tổ chức sinh vật dưới biển sâu.

    Theo Coyle, LSPM có thể tăng cường hiểu biết của giới nghiên cứu về nhiều hiện tượng khác nhau và tác động dài hạn của ấm lên toàn cầu. Quan sát của LSPM có thể hé lộ nhiệt độ nước biển gia tăng và nồng độ oxy giảm ngay cả dưới biển sâu.

    An Khang (Theo Interesting Engineering)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phòng thí nghiệm ở độ sâu 2,5 km dưới mặt biển

Share This Page