Thử nghiệm dùng trực thăng thả rơi phương tiện phóng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 4, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 149)

    Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ thực hiện thành công thử nghiệm hạ cánh theo chương trình Chứng minh Công nghệ - Phương tiện Phóng Tái sử dụng.

    [​IMG]

    Máy bay trực thăng Chinook của Lực lượng Vũ trang Ấn Độ (IAF) mang theo phương tiện phóng tái sử dụng (RLV) cất cánh từ Cơ sở Thử nghiệm Hàng không ở Challakere, Chitradurga, lúc 7h10 hôm 2/4 (giờ địa phương), lên tới độ cao 4,5 km. Sau khi đạt các thông số định trước, dựa trên lệnh Máy tính và Quản lý Nhiệm vụ của RLV, phương tiện phóng được thả tự động giữa không trung, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Phương tiện này sau đó hạ độ cao và tự động đáp xuống Cơ sở Thử nghiệm Hàng không lúc 7h40.

    Theo ISRO, đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới mà trực thăng đưa một vật thể có cánh lên độ cao 4,5 km rồi thả rơi để hạ cánh tự động. "Với thử nghiệm, ISRO đã thành công trong việc khiến phương tiện vũ trụ hạ cánh tự động. Ước mơ về Phương tiện Phóng Tái sử dụng của Ấn Độ đã tiến một bước gần hơn tới hiện thực", ISRO cho biết.

    Cấu trúc của RLV tương tự cấu trúc tàu vũ trụ. Phương tiện này được phát triển để thử nghiệm một số công nghệ, bao gồm cả bay siêu vượt âm (tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên). Nó có đuôi kép dọc và hai cánh hình tam giác, trông hơi giống tàu con thoi (Space shuttle) cỡ nhỏ.

    "Phương tiện có cánh RLV được thiết kế để hoạt động như một nền tảng thử nghiệm giúp đánh giá nhiều công nghệ khác nhau như bay siêu vượt âm, hạ cánh tự động và bay hành trình. Trong tương lai, RLV sẽ tăng kích thước để trở thành tầng thứ nhất của phương tiện phóng quỹ đạo hai tầng tái sử dụng của Ấn Độ", ISRO cho biết.

    ISRO từng thực hiện thành công một chuyến bay thử nghiệm của RLV vào năm 2016. Thử nghiệm đó giúp xác minh những công nghệ then chốt như hệ thống điều hướng tự động và bảo vệ nhiệt tái sử dụng.

    ISRO thử nghiệm công nghệ vũ trụ tái sử dụng vì lý do tương tự SpaceX và những công ty hay tổ chức khác - giảm chi phí cho những lần phóng liên tiếp. ISRO cho biết, công nghệ mà họ đang thử nghiệm với RLV sẽ dùng được với những phương tiện phóng khác. Nhờ đó, cơ quan này có thể đạt hiệu quả chi phí tốt hơn với toàn bộ hoạt động của mình.

    Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thử nghiệm dùng trực thăng thả rơi phương tiện phóng

Share This Page