Sự thật về 'vua chuột'

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 20, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 248)

    Dù là sản phẩm của tự nhiên hay con người, hiện tượng đàn chuột mắc đuôi vào nhau tạo thành "vua chuột" vẫn là một hiện tượng kỳ lạ và lý thú.


    [​IMG]

    Vua chuột trong bảo tàng ở Strasbourg, Pháp. Ảnh: Wikimedia


    Một đàn chuột có đuôi quấn vào nhau thành búi rối đến mức chúng tạo thành một thực thể kỳ cục gọi là "vua chuột". Những mẫu vật trong các bảo tàng lịch sử tự nhiên chứng minh sự tồn tại của vua chuột. Đàn chuột rối thậm chí thường được tìm thấy bên cạnh nhiều chất bẩn như máu, phân và rác rưởi, Ancient Origins hôm 19/3 đưa tin.

    Nguồn gốc của tên gọi "vua chuột" đến từ lý giải cổ xưa cho rằng con chuột lớn tuổi và khôn ngoan thường ngồi trên phần đuôi rối của đồng loại, qua đó giành được sự tôn kính. Con chuột này được xem như vua của cả đàn. Tuy nhiên, hiện tượng không chỉ xảy ra với chuột cống. Thỉnh thoảng, chuột nhắt và sóc cũng bị bắt gặp với phần đuôi quấn thành búi lớn.

    Hiện tượng vua chuột thường được ghi nhận tại Đức, ngoài ra còn xuất hiện ở các nước khác như Pháp, Ba Lan, Hà Lan, Estonia và Indonesia. Ngoại trừ Indonesia, hai yếu tố tồn tại đồng thời ở những khu vực có vua chuột là mùa đông lạnh và chuột đen (Rattus rattus). Chỉ có vua chuột ở Java, Indonesia, không thuộc loài chuột đen mà là chuột sawah (Rattus rattus brevicaudatus).

    Vua chuột thường gắn liền với dịch bệnh bởi chúng được cho là hình thành khi có quá nhiều chuột sinh sống trong một khu vực chật chội. Với sự gia tăng số lượng chuột, nguy cơ dịch bệnh bùng phát cũng tăng theo. Ví dụ, đại dịch Cái chết đen do bọ chét ký sinh trên chuột gây ra.

    Là điềm rủi, vua chuột thường bị giết ngay lập tức. Đó là lý do thiếu mẫu vật sống. Hiện nay, có 35 - 50 mẫu vật vua chuột bảo quản ở nhiều bảo tàng tự nhiên khác nhau. Một trong những xác ướp vua chuột lớn nhất đang nằm trong phòng trưng bày ở bảo tàng Mauritianum tại Altenburg, Đức. Nó có niên đại vào năm 1828, gồm 32 cá thể mắc vào nhau và tìm thấy ở Buchheim, Đức.

    Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại tự nhiên của vua chuột. Họ cho rằng nếu chuột mắc vào nhau, nhiều khả năng chúng sẽ cắn đứt đuôi hoặc tìm cách bứt ra để sinh tồn. Điều này dẫn tới suy đoán vua chuột thực chất là trò lừa bịp do con người tạo ra, tương tự một số thương nhân thời Trung Cổ dán keo cánh dơi vào thằn lằn để tạo ra rồng hoặc tiên cá Fiji ở Nhật Bản bao gồm nửa thân trên của khỉ non khâu liền với đuôi cá.

    An Khang (Theo Ancient Origins)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sự thật về 'vua chuột'

Share This Page