Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 17, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 170)

    Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều loại vi khuẩn do người leo núi mang đến có thể tồn tại hàng thế kỷ trong lớp băng trên đỉnh Everest.


    [​IMG]

    Đỉnh Everest đang bảo quản vi khuẩn do con người giải phóng. Ảnh: Nirmal Purja


    Mỗi năm, hàng trăm người leo núi cắm trại ở sông băng South Col tại sườn phía nam núi Everest để chuẩn bị chinh phục "nóc nhà thế giới". Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Arctic, Antarctic, and Alpine Research cho thấy họ có thể lưu lại một số vi khuẩn dẻo dai, có khả năng đào sâu để sinh tồn trên mỏm núi đóng băng hoang vu. Bất chấp điều kiện cực hạn trên Everest, nhóm nghiên cứu nuôi cấy vi khuẩn và nấm tách từ trầm tích ở ngọn núi. Tuy phần lớn tổ chức sinh vật này ngủ yên, chúng có thể được vận chuyển tới khu vực không có tuyết ở South Col dưới tác động của gió hoặc con người, Science Alert hôm 15/3 đưa tin.

    Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya, núi Everest có độ cao 8.849 m phía trên mực nước biển. Môi trường độ cao lớn của Everest nằm trong số những điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Sông băng South Col, nơi nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà sinh thái học vi khuẩn Nicholas Dragone ở Đại học Colorado Boulder (CU Boulder) thu thập mẫu vật đất ở độ cao hơn 2.400 m phía trên mực nước biển. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất bất ngờ khi phát hiện ngay cả vi khuẩn thích nghi với điều kiện ấm và ấm ướt trong mũi và cổ họng con người như tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn, có thể ngủ yên và sống sót trong môi trường lạnh và khô như vậy.

    Ngoài kỹ thuật truyền thống như nuôi vi khuẩn trong đĩa thạch giàu dưỡng chất, nhóm nghiên cứu còn giải trình tự các đoạn vật liệu di truyền trong đất để xác định vi khuẩn cụ thể. Thành viên trong nhóm từng xem xét mẫu đất từ những nơi khác như dãy Andes, Himalayas và Nam Cực trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên mẫu vật ở độ cao hàng nghìn mét cung cấp bằng chứng rõ ràng về vi sinh vật liên quan tới con người.

    Mật độ ánh sáng cực tím cao, nhiệt độ thấp, tình trạng khan hiếm nước đều góp phần khiến vi khuẩn chết ở độ cao lớn, vì vậy chỉ có vi sinh vật khỏe mạnh nhất có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt như vậy. Tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn thường có mặt trong đất, nhưng trình tự gene trong nghiên cứu giống với trình tự gene ở các loài phổ biến thường xâm chiếm da và miệng của con người.

    Mẫu vật được lấy ở cách nơi con người cắm trại 170 m. Nhóm nghiên cứu dự đoán nếu lấy mẫu vật ở gần nơi ở của con người hơn, họ có thể tìm thấy nhiều bằng chứng về vi khuẩn hơn. Phần lớn vi khuẩn ngủ yên hoặc chết khi tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt, nhưng một số tổ chức sinh vật có thể phát triển trong những khoảng thời gian ngắn mà nước tồn tại. Do nhiệt độ không khí ở South Col hiếm khi vượt quá -10 độ C, chưa rõ liệu nước từ băng tan chảy có hỗ trợ vi khuẩn phát triển hay không.

    Đất ở South Col và nhiều khu vực cao khác có thể lưu giữ và đóng băng vi khuẩn do con người đem tới. Tuy nhiên, nhiệt độ ở vùng núi Everest đang tăng 0,33 độ C mỗi thập kỷ. Hồi tháng 7/2022, South Col ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục là -1,4 độ C. Xu hướng ấm lên này có thể tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động trở lại trong tương lai.

    An Khang (Theo Science Alert)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đỉnh Everest tích tụ vi khuẩn từ con người

Share This Page