Tiểu hành tinh 2023 BU bay qua mỏm phía nam của Nam Mỹ khi chỉ cách bề mặt Trái Đất 3.600 km. Hình ảnh tiểu hành tinh 2023 BU bay sượt qua Trái Đất. Video: Dự án Kính viễn vọng Ảo Tiểu hành tinh 2023 BU bay qua Trái Đất hôm 26/1. Dự án Kính viễn vọng Ảo, kính viễn vọng robot vận hành bởi nhà thiên văn học Gianluca Masi gần Rome, Italy, quan sát trực tiếp và ghi hình toàn bộ sự kiện. Khi 2023 BU bay qua Trái Đất, kính viễn vọng có thể theo dõi tiểu hành tinh qua lỗ hổng ở những đám mây. Dù không thể ghi lại khoảnh khắc tiểu hành tinh đến gần nhất do bị mây che khuất, Dự án Kính viễn vọng Ảo có thể theo dõi tiểu hành tinh to bằng chiếc xe hơi trong video timelapse do Masi chia sẻ. Được phát hiện cách đây gần một tuần vào ngày 21/1, 2023 BU bay qua phía trên mỏm phía nam của Nam Mỹ vào 7h27 ngày 27/1 theo giờ Hà Nội ở hoảng cách 3.600 km. Dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất của NASA cho thấy 2023 BU là tiểu hành tinh bay gần Trái Đất thứ tư trong vòng 300 năm từ năm 1900 đến năm 2200. Với kích thước 3,5 x 8.5 m, 2023 BU không gây nguy hiểm cho Trái Đất. Nếu đường bay của hai thiên thể giao cắt, tiểu hành tinh này sẽ bốc cháy phần lớn trong khỉ quyển và chỉ có những mẩu nhỏ có khả năng rơi xuống mặt đất dưới dạng vẫn thạch. Trong video của Masi, tiểu hành tinh xuất hiện dưới dạng chấm sáng nhỏ ở trung tâm khung hình. Những vệt dài sáng hơn là các ngôi sao xung quanh. Trên thực tế, 2023 BU di chuyển ở tốc độ 21.000 km/h. Tác động từ lực hấp dẫn mà 2023 BU nhận được khi bay qua Trái Đất sẽ thay đổi hình dáng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Trước đây, thiên thạch này bay theo quỹ đạo hình tròn, hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời trong 365 ngày. Từ nay trở đi, BU 2023 sẽ bay qua vành trong hệ Mặt Trời theo đường elip, khiến chu kỳ bay của nó tăng thêm 66 ngày. An Khang (Theo Space) Adblock test (Why?)Nguồn VNExpress