Nỗi ám ảnh loa kéo ngày cận Tết

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Jan 19, 2023.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 207)

    Còn gần một tuần nữa mới tới Tết, Như Quỳnh (Đăk Lăk) đã bị bủa vây bởi tiếng loa kéo và phải lên các diễn đàn hỏi cách "phá sóng".


    Như Quỳnh, 25 tuổi, cho biết cô sắp xếp công việc tại TP HCM để về quê sớm từ cuối tuần trước, nhưng suốt ngày "đinh tai nhức óc" vì hàng xóm mở loa kéo, hết hát karaoke đến bật nhạc sàn.


    [​IMG]

    Một cô gái hát karaoke qua loa "kẹo kéo". Ảnh: Bảo Lâm


    Trong xóm của Quỳnh, cứ cách vài nhà lại có một nhà sắm loa "kẹo kéo" công suất lớn. "Một số thậm chí mang loa ra ngõ rồi phát nhạc remix công suất lớn 'đấu' nhau, hoặc nhậu và hát karaoke cả ngày", cô chia sẻ.

    Trần Phong, 30 tuổi ở Bình Phước, cũng đau đầu vì loa kéo. "Lấy lý do vui vẻ dịp Tết, họ bật nhạc, hát hò từ trưa đến tối, chĩa thẳng loa ra đường và bật mức lớn nhất", anh Phong kể. Khuyên không được, anh nghĩ cách "lấy độc trị độc" là mua loa công suất lớn, mở các thể loại nhạc khác nhau. Tuy nhiên, tình hình vẫn không thay đổi, còn anh lại nhận phiền phức gấp đôi.

    Loa "kẹo kéo" hay loa "vali kéo" là loa có cấu tạo giống một chiếc vali, hỗ trợ bánh xe phía dưới để tiện di chuyển. Trước đây, các mẫu loa này được người hát rong, bán kẹo kéo sử dụng nên có tên gọi này. Những năm đây, chúng phổ biến hơn, nhiều người tìm mua và sử dụng do công suất lớn, chất lượng âm thanh cải tiến, tích hợp màn hình hoặc có thể ghép nhiều loa. Ngoài ra, giá bán cũng dễ tiếp cận hơn so với các dàn karaoke, khi chỉ cần vài trăm nghìn là đã có thể mua một loa với công suất vài trăm watt.

    Tìm đến giải pháp "cực đoan"

    Vũ Duy, admin của một nhóm Facebook "anti" loa kéo với hơn 100.000 thành viên, cho biết những ngày cận Tết, không ít thành viên than phiền vì tiếng ồn và hỏi cách xử lý. Chủ đề về máy gây nhiễu và phá sóng có lượt tương tác cao với hàng nghìn bình luận. Bên cạnh đó, các video giới thiệu và hướng dẫn lắp ráp máy gây nhiễu cũng xuất hiện nhiều trên YouTube.


    [​IMG]

    Một số mạch được giới thiệu có thể phá sóng Wi-Fi hoặc Bluetooth bằng cách cắm vào sạc dự phòng. Ảnh: Kieu Tien


    Theo mô tả, loại thiết bị này sẽ gây nhiễu hoặc chặn sóng từ micro đến loa, hoặc làm gián đoạn sóng Wi-Fi khiến người hát không thể hát hoặc kết nối mạng với thiết bị được. Chúng có giá từ vài chục nghìn tới hàng chục triệu đồng, nhưng chất lượng chưa được kiểm chứng.

    Nguyễn Đại, một kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị vô tuyến tại TP HCM, cho biết micro không dây thông thường hoạt động với băng tần VHF (150-216 MHz) và vùng hoạt động 50 mét. Loại cao cấp hơn dùng băng tần UHF thấp (UHF low-band, 450-600 MHz) và UHF cao (UHF high-band, 806-950 MHz) với phạm vi kết nối xa hơn. VHF chủ yếu dành cho dàn máy cỡ nhỏ, còn UHF được dùng ở sân khấu cỡ lớn, cần tầm kết nối xa. Loa "kẹo kéo" đời mới kết nối micro thông qua Bluetooth, hoạt động ở tần số 2,4-5 GHz và cũng là dải tần của Wi-Fi và nhiều thiết bị không dây khác.

    "Máy phá sóng loa kẹo kéo sẽ gây nhiễu dải tần này, khiến kết nối giữa micro và loa bị ảnh hưởng. Nó cũng khiến sóng Wi-Fi bị chập chờn, làm cho thiết bị dùng để hát như smartphone, máy tính bảng... kết nối không ổn định, gây ức chế cho người dùng", anh Đại giải thích.

    Dù vậy, anh cho biết thiết bị phá sóng thường có giá đắt, còn những mẫu giá rẻ bán tràn lan trên thị trường hoặc các trang thương mại điện tử chưa chắc có công năng phá sóng. Do đó, người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi mua.

    Thực tế, Như Quỳnh cũng thử mua máy phá sóng giá 500.000 đồng trên mạng. Tuy nhiên, thiết bị hoạt động chập chờn, "không xứng đáng với giá tiền". Trên nhóm của Vũ Duy, một số người cũng mua thiết bị nhưng cho biết chúng hầu như không hoạt động, hoặc phải tiếp cận loa kéo ở khoảng cách gần nhưng điều này không khả thi.

    Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn thuộc Đoàn Luật sư TP HCM, dựa trên Khoản 7, Điều 13 Nghị định 96/2014/NĐ-CP, chỉ cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới được kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động. Trong khi đó, Khoản 19 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cũng quy định người mua thiết bị phá sóng cần được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

    Theo luật sư Tuấn, mua máy phá sóng và dùng để tác động đến máy hát karaoke không dây của người khác là vi phạm luật. Tùy theo mức độ và hành vi, người vi phạm có thể bị phạt từ 2 đến 50 triệu đồng và bị tịch thu thiết bị.

    Bảo Lâm


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Nỗi ám ảnh loa kéo ngày cận Tết

Share This Page