Tết xa nhà của bệnh nhi chạy thận

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jan 2, 2023.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 101)

    TP HCMPhải chạy thận thường xuyên để duy trì sự sống, nhiều em bé tại Bệnh viện Nhi đồng 2 không thể sum họp gia đình vào năm mới.


    Lê Vy 12 tuổi, quê Phú Yên, suy thận nặng, điều trị tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Nhi đồng 2, đã 5 tháng nay. Ngày 30/12/2022, nép sau lưng mẹ, Lê Vy nói nhỏ: "Con muốn được về nhà ăn Tết".

    Năm 2019, Vy mắc hội chứng thận hư, cơ thể phù nề, điều trị ở bệnh viện nhi đồng hai năm. Sau đó, do dịch bệnh và giãn cách, em không tái khám. Tháng 8/2022, bệnh của Vy trở nặng, huyết áp tăng cao, lưỡi cứng đơ, không thể nói chuyện.

    Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 chẩn đoán Vy bị suy thận giai đoạn cuối, hở van tim do biến chứng bệnh và nhiễm trùng trong quá trình điều trị.

    Chị Trúc Ly, mẹ của Lê Vy, nuôi con đơn thân, phải vay mượn tiền và nhờ mạnh thường quân hỗ trợ để chữa bệnh cho con. Hiện mẹ con chị sống trong căn phòng trọ thuê gần bệnh viện, em của Vy được gửi cho họ hàng ở quê chăm sóc. Cách 2-3 ngày, Vy lại chạy thận nhân tạo. Em thường xuyên nhập viện do huyết áp cao, co giật, mất ý thức.

    Chị Trúc Ly cho biết nhiều năm trước chị đi làm xa, chỉ về thăm các con vào dịp Tết. Năm nay, hai mẹ con được ở gần nhau nhưng lại phải xa nhà. "Tết này mẹ con tôi ở lại thành phố do tiền vé xe cao và phải di chuyển nhiều. Vy bị cao huyết áp nên tôi sợ, không dám đưa con đi đâu", chị Ly nói. Hiện chị không đi làm do sức khỏe của Vy không ổn định, cần người chăm sóc.

    Giống như Vy, Ngọc Yến, 12 tuổi, ở Đồng Nai, vẫn nằm viện chạy thận. Chị Trần Thị Tho, mẹ của Yến, cho biết, từ lúc ba tuổi, em bị viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu và thận ứ nước. Gần đây, Yến sốt và bỏ ăn, gia đình nghĩ là bệnh cảm thông thường, đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám, bác sĩ cho biết em bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận.

    Suốt hai tháng nằm viện, Yến không thể ăn uống, thường sốt, mệt mỏi. Một tuần, em chạy thận hai lần. Tay phải của Yến vừa mổ, tay trái sưng vì vết kim châm, đùi còn đang truyền thuốc. Em rụt rè đứng ở một góc nhìn các bạn khác chơi đùa.

    "Con tôi nhút nhát, ít nói, nằm viện lâu nên buồn, nhớ nhà. Tôi chỉ mong một cái Tết bình thường như những gia đình khác", chị Tho chia sẻ.

    Gia đình chị Tho đông con, Ngọc Yến là con út. Gắn với căn bệnh "đường dài", Yến phải nghỉ học, trong khi mẹ em luôn trăn trở về chi phí điều trị.


    [​IMG]

    Bác sĩ đang lọc máu cho một bệnh nhi để đào thải chất độc trong cơ thể. Ảnh: Hải Hà


    Bác sĩ Hoàng Ngọc Quý, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết hiện 50 bệnh nhi điều trị nội trú và ngoại trú. Trung bình một ngày nơi đây chạy thận cho 20 người bệnh. Các em phải lọc máu, chạy thận 2-4 lần trong tuần, một lần kéo dài 3-4 tiếng.

    "Chạy thận là phương tiện để cứu sống bệnh nhân, hỗ trợ cơ thể lọc chất thải ra ngoài, do đó phải hoạt động liên tục", bác sĩ Quý giải thích. Đơn vị Thận nhân tạo làm việc kể cả ngày lễ, Tết.

    Theo bác sĩ Quý, quá trình điều trị của bệnh nhân suy thận mạn gồm ba phần là chạy thận, uống thuốc và chế độ dinh dưỡng, ăn kiêng. "Bệnh nhi không chạy thận hoặc chạy thận trễ sẽ phá vỡ cân bằng trong điều trị, ảnh hưởng đến tính mạng", bác sĩ cho biết.

    Hải Hà


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Tết xa nhà của bệnh nhi chạy thận

Share This Page