Truyền dịch là tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi vào cơ thể nhằm để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi cơ thể... Tuy nhiên làm thế nào để truyền dịch đúng cách thì không phải ai cũng biết. Những điều cần biết về truyền dịch Truyền dịch là một kỹ thuật y tế không phải ai làm cũng làm được, nhưng hiện nay việc truyền dịch được thực hiện một cách khá phổ biến, tùy tiện... Thậm chí có nhiều người không có bệnh gì, chỉ thấy người mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô "nước biển"... Chính sự tùy tiện, lạm dụng này có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm, có thể mất mạng. Đây là điều cần phải cảnh báo trong cộng đồng. Hiểu về dịch truyền dùng trong truyền dịch Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở những nồng độ khác nhau. Dịch truyền có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Một số dạng dịch truyền có khá đầy đủ các chất và được dùng thay thế huyết tương hoặc bổ sung vitamin, acid amin trong một số trường hợp cần thiết. Dịch truyền có thể ở dạng ưu trương hoặc đẳng trương với các chất tương ứng có trong máu. Dịch truyền có tác dụng nâng huyết áp cơ thể, để cân bằng các chất điện giải có trong máu khi người bệnh bị mất máu, mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do bệnh tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do các trường hợp bị mất nhiều mồ hôi trong điều kiện quá nóng bức. Một số dịch truyền có acid amin, vitamin, glucose có tác dụng bù đắp các chất này cho cơ thể. Truyền dịch khi cần thiết còn có tác dụng giải các chất độc trong cơ thể khi bị ngộ độc do thuốc, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn cấp tính, giúp tăng bài tiết nước tiểu. Một số dạng dung dịch tiêm truyền còn dùng làm dung môi hòa tan một số thuốc tiêm. Trong thực tế dịch truyền được chia thành 4 loại như sau Dịch truyền bù nước và cân bằng điện giải bao gồm một số loại như dung dịch natri clorid đẳng trương 0,9%, dung dịch Ringer lactat; dung dịch kali clorid 2%. Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, như: dung dịch glucose đẳng trương 5%, glucose ưu trương 20% hoặc 30%; hỗn hợp các acid amin (như alvesin, moriamin), vitamin và muối khoáng (như vitaplex)... Dung dịch thay thế huyết tương duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch, như: huyết tương khô (plasma sec), dextran, subtosan. Dung dịch chống toan, kiềm huyết, như: natri hydrocarbonat 1,4%. Dịch truyền được tiêu thụ phổ biến hiện nay có nhiều loại, thường gọi gọi là đạm Pháp, Mỹ, Hàn Quốc... hoặc đạm nội. Loại được ưa chuộng và bán rộng rãi hiện nay là Mo của Nhật, Alvesin của Đức... Đây là loại dung dịch gồm các chất các axit amin thiết yếu, một số vitamin, muối khoáng thường được chỉ định khi bệnh nhân không thực hiện được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa, hồi sức cấp cứu, trước và sau khi mổ, bị bỏng nặng, suy kiệt... Tùy theo tình trạng cơ thể bệnh nhân mà thầy thuốc sẽ cho truyền loại dịch nào. Khi nào bạn nên truyền dịch? Trước hết chúng ta cần hiểu về vai trò của nước và một số chất điện giải trong cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và được phân bố 50% trong các tế bào, 5% trong huyết tương, 15% ở khoảng gian bào. Nước là môi trường cho các hợp chất hóa học có trong cơ thể tồn tại và thực hiện vai trò của chúng, tham gia đào thải các chất cặn bã của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể bị tiêu chảy, mất máu sẽ làm mất nhiều nước gây ra những rối loạn sinh lý nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Nên truyền dịch hay uống thuốc? Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số bệnh nhân cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Đặc biệt có nhiều người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô "nước biển", vô "đạm" hay vô "mỡ". "Nước biển" là từ mà một số bà con ta quen dùng để gọi chung các loại dịch truyền, còn "đạm" là dịch truyền chứa chất bổ dưỡng là các acid amin, và "mỡ" là dịch truyền chứa chất béo cung cấp năng lượng. Cần nhấn mạnh, truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe. Truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh. Ảnh hưởng của việc tùy tiện truyền dịch Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu (nhiều khi được truyền dịch mà mới cứu sống người bệnh) hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào. Điều chúng tôi muốn đặc biệt lưu ý với các bạn là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C... đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận... Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không "chịu" như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để nếu có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. Lưu ý khi truyền dịch cho trẻ em Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho truyền dịch. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích là để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế không chỉ lãng phí vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là "khỏe hơn, mập mạp hơn" mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền chứa nhiều nguy cơ gây tai biến. Bộ dụng cụ truyền dịch. Lưu ý để truyền dịch đúng cách Trên thực tế, đã có không ít trường hợp bị tai biến do truyền dịch như đã có bệnh nhân bị hoại tử một phần cơ do sự cố chệch ven hay tử vong do sốc phản vệ. Tất nhiên, những trường hợp rủi ro như trên không phải nhiều, song việc lạm dụng truyền dịch cũng gây nhiều tốn kém không đáng về tiền bạc và thời gian, lại không thể nói trước được những nguy cơ nếu sơ xảy. Người dân rất cần trang bị những kiến thức cơ bản về vấn đề này để tránh "tiền mất, tật mang". Không thực sự cần thì không nên truyền Dịch truyền cũng được coi là một loại thuốc, vì vậy liều dùng phải do bác sĩ chỉ định và cần theo dõi liên tục đề phòng các tai biến xảy ra. Một số trường hợp chống chỉ định như: suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp... Khi được chỉ định truyền, cũng cần kiểm tra kỹ đề phòng rủi ro do chất lượng dịch truyền: chỉ dùng những chai thuốc trong suốt (lắc chai thuốc kiểm tra xem có vẩn hay không). Chỉ được truyền chai thuốc còn hạn dùng, thuốc đã mở nắp phải dùng ngay. Để truyền dịch đúng cách cần chú ý kiểm tra dây truyền (còn nguyên không bị rách túi đựng), sát trùng nơi tiêm chu đáo. Không được pha thêm các thuốc khác vào dịch truyền (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ). Những bệnh nhân suy thận nặng tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết... phải dùng rất thận trọng. Các trường hợp sốc phản vệ thường dẫn đến tử vong. Do đó, phần lớn thầy thuốc thường khuyên nếu không cần thiết không nên truyền đạm. Cơ thể gầy yếu, chán ăn cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Nếu muốn dùng bổ sung thì nên dùng loại uống, cách dùng đơn giản hơn. Để bảo đảm tính mạng người bệnh, nhất thiết truyền đạm phải có chỉ định của bác sĩ, truyền tại cơ sở y tế, phải có thuốc cấp cứu chống choáng, chống sốc, phải có người theo dõi kèm theo phiếu tiêm truyền để khi có tai biến xử lý được kịp thời. Khi nào nên truyền dịch vào cơ thể? Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Nếu cơ thể bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt so với bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường, chẳng hạn truyền một chai glucose 5% tương đương với uống gần một thìa cà phê đường. Truyền một chai dung dịch muối 9% thực chất chỉ như uống một bát canh nhạt. Một số người khỏe mạnh lại tự ý truyền dịch hoa quả để bồi bổ sức khỏe càng phải thận trọng. Nước hoa quả là dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon. Tuy nhiên dịch truyền này chỉ dành cho người yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể dẫn đến lười ăn vì dung mao ruột thoái hóa; thậm chí phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV