Chuyên gia: 'Tinh dầu tràm, tỏi không ngừa được nCoV'

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 19, 2020.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 111)

    TS Lê Anh Phương, Đại học Quốc gia Singapore khẳng định, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi hay dầu tràm có khả năng ngừa dịch bệnh do Covid -19.


    Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 75.184 ca nhiễm nCoV và 2.010 người đã chết, nhiều thông tin về các sản phẩm tinh dầu tỏi, tràm có thể sử dụng tẩm lên khẩu trang để ngừa nCoV được rao trên các trang mạng. Theo TS Phương, Viện Cơ Sinh học, Đại học Quốc gia Singapore, tỏi là một loại thực vật có nhiều hoạt tính sinh học, cho thấy có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch (khi sử dụng vừa đủ - trong bữa ăn).

    Allicin trong tỏi là một hoạt chất sinh học có nhiều tác dụng. Chiết xuất tỏi cũng được nghiên cứu nhiều trong việc sát khuẩn và ngăn ngừa virus. "Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ dừng lại trên cấp độ tế bào trong phòng thí nghiệm. Về mặt lâm sàng, những nghiên cứu về việc sử dụng tỏi hay dầu tràm trong việc phòng ngừa cảm mạo, cảm cúm vẫn có nhiều kết quả trái ngược", TS Phương nói. Chị cũng khẳng định, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tỏi hay dầu tràm có khả năng ngăn ngừa dịch bệnh do Covid-19. Do đó, việc tẩm tinh dầu tràm hay dầu tỏi lên khẩu trang là không có tác dụng.

    [​IMG]

    TS Lê Anh Phương. Ảnh: NVCC.

    Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vaccine đặc hiệu phòng ngừa Covid-19, tuy nhiên không có nghĩa là bệnh nhân nhiễm Covid-19 không thể chữa khỏi. TS Phương phân tích, sau khi nhiễm Covid-19, với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hệ miễn dịch của người đó sẽ làm việc để nhận biết và loại trừ virus cũng như các tế bào nhiễm virus trong cơ thể. Việc này sẽ mất một khoảng thời gian tùy vào mức độ khỏe mạnh của hệ miễn dịch cũng như thể trạng người nhiễm bệnh.

    Việc điều trị chính cho người nhiễm Covid-19 hiện nay tập trung vào điều trị hỗ trợ, tức là cung cấp chăm sóc, thiết bị, thuốc để làm giảm nhẹ các triệu chứng do virus gây ra trên người bệnh như sốt, ho, giảm đau... và duy trì hoạt động của các cơ quan một cách ổn định trong thời gian hệ miễn dịch của người bệnh làm nhiệm vụ loại trừ virus ra khỏi cơ thể.

    Kháng sinh không thể dùng để điều trị cho người nhiễm Covid-19 vì kháng sinh là thuốc tác động lên vi khuẩn. "Vi khuẩn khác hoàn toàn virus, do đó kháng sinh không hề tác động lên sự sống của virus. Không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi mà không có sự chỉ định của bác sĩ", TS Phương nói.

    Một trong những cách phòng ngừa bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng được các chuyên gia khuyến cáo là vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay bằng nước ấm và xà phòng. Theo số liệu của CDC (Hoa Kỳ), rửa tay bằng nước và xà phòng có thể giảm tới 30% các bệnh về đường tiêu hóa và 20% bệnh về đường hô hấp. Trong quá trình rửa tay, xà phòng và nước sẽ "kéo" đi các virus bám trên bề mặt tay (đối với vi khuẩn, xà phòng có thể phá hủy màng tế bào của vi khuẩn). Do đó, sử dụng một bánh xà phòng hay dung dịch rửa tay thông thường đều có ích, không nhất thiết phải là thành phần nào. Quan trọng là cách chúng ta rửa tay, thời gian rửa tối thiểu là 20 giây để đảm bảo hiệu quả nhất.

    Ngoài ra trong trường hợp không có xà phòng để rửa tay, có thể sử dụng nước rửa tay khô hay còn gọi là hand sanitizer (thành phần chứa 60% alcohol). Tuy nhiên, nước rửa tay khô không thể loại bỏ hoàn toàn hết các vi khuẩn.

    Một số biện pháp phòng tránh khác cũng được các tổ chức y tế của nhiều nước khuyên, đó là, tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh về đường hô hấp. Tránh đám đông khi không cần thiết và tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.

    TS Lê Anh Phương tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering) tại Viện Cơ Sinh học, ĐH Quốc gia Singapore. Các nghiên cứu TS Phương thực hiện chủ yếu về tầm quan trọng của quy trình tế bào chết trong cân bằng nội môi của tế bào biểu mô. Hiện chị là nghiên cứu viên tại Viện Cơ Sinh học, ĐH Quốc gia Singapore; Trưởng ban Khoa học của Ruy Băng Tím, tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam.


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chuyên gia: 'Tinh dầu tràm, tỏi không ngừa được nCoV'

Share This Page