Khuôn mặt của Chúa Jesus được các nhà khoa học tạo ra thông qua phương pháp nhân chủng học pháp y, kết hợp các nguồn dữ liệu từ khảo cổ và Kinh Thánh. Tại các quốc gia phương Tây, Chúa Jesus thường được miêu tả là một người có thân hình cao, gầy với mái tóc dài màu nâu nhạt, làn da trắng cùng đôi mắt sáng màu. Trang Popular Mechanics nhận định đây là hình ảnh khá quen thuộc nhưng nó có thể không chính xác. "Đó là hình ảnh phổ biến tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, tại một số nơi trên thế giới, Chúa Jesus lại được mô tả giống với người da đen, người Ả Rập hoặc người Tây Ban Nha", Carlos F. Cardoza-Orlandi, Phó giáo sư viện Thần học Columbia tại Atlanta, Mỹ cho biết. Khuôn mặt của khác nhau Chúa Jesus tại mỗi nơi trên thế giới tùy theo từng thời điểm. (Ảnh: Popular Mechanics). Xác định bằng phương pháp nhân chủng học pháp y Tương tự cách cảnh sát phác thảo lại chân dung tội phạm, các nhà khoa học tại Anh cùng với một số nhà khảo cổ học Israel đã sử dụng phương pháp nhân chủng học pháp y để tái tạo khuôn mặt của Chúa Jesus. Richard Neave, một chuyên gia y khoa từng làm việc tại Đại học Manchester của Anh, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu này cho rằng phương pháp trên có thể giúp tái tạo khuôn mặt của Chúa Jesus một cách chính xác nhất. Mô tả của tông đồ Matthew về sự kiện ở Gethsemane đã cung cấp một số manh mối về khuôn mặt của Chúa Jesus. Các đặc điểm trên khuôn mặt của Chúa mang nhiều nét điển hình của người Semite trong thời kỳ đó. Vì vậy, bước đi đầu tiên trong dự án của Neave và nhóm nghiên cứu là thu thập các hộp sọ từ Jerusalem, nơi Chúa Jesus sống và truyền giảng. Hộp sọ của người Semite đã được tìm thấy bởi các chuyên gia khảo cổ học người Israel và họ sẵn sàng chia sẻ với nhóm của Neave. Với 3 mẫu vật được bảo quản từ thời Chúa Jesus trong tay, Neave đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để tái tạo lại phần hộp sọ. Kết hợp với sử dụng các chương trình máy tính đặc biệt để tính toán độ dày phần mô mềm trên các khu vực chính của khuôn mặt người, nhóm đã hoàn thành việc tái tạo phần cơ và da bao quanh hộp sọ của người Semite. Nhóm nghiên cứu tạo ra khuôn mặt từ hộp sọ được tìm thấy của người Semite. (Ảnh: National Geographic Image). Từ nguồn dữ liệu này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản dựng 3D khuôn mặt. Tiếp theo, họ tạo ra một hộp sọ giả. Các lớp đất sét được phủ lên trên với độ dày tương ứng theo những tính toán trước đó từ máy tính. Mũi, môi và mí mắt được thêm vào dựa theo các cơ trên mặt. Hai yếu tố khó nhất vẫn chưa được xác định là độ dài và màu sắc của tóc. Để hoàn thiện, nhóm nghiên cứu của Neave đã tham khảo thêm một số bản vẽ được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ khác nhau. Chúng có niên đại từ thế kỷ thứ nhất. Những tài liệu này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định được rằng đôi mắt của Chúa Jesus có màu tối thay vì màu xanh như những mô tả phổ biến hiện nay. Đồng thời, Chúa Jesus cũng có râu quai nón. Thông tin về độ dài của tóc được tìm thấy trong các cuốn Kinh Thánh. Theo đó, các học giả tin rằng Chúa Jesus có tóc ngắn và nhiều lọn xoăn. Phân tích về các bộ xương cũng cung cấp thêm thông tin về chiều cao. Các nhà khảo cổ học khẳng định chắc chắn rằng chiều cao trung bình của một người Semite cùng thời với Chúa Jesus khoảng 1,55 m. Họ có trọng lượng 50 kg. Theo những tài liệu được ghi lại, Chúa Jesus làm công việc ngoài trời như một người thợ mộc. Vì thế, vóc dáng và cơ bắp của Chúa nhiều khả năng sẽ cân đối hơn so với các bức chân dung phương Tây hiện tại. Độ chính xác của phương pháp trên Đối với những người đã quá quen với chân dung của Chúa Jesus thông qua các tranh ảnh hay tác phẩm điêu khắc từ phương Tây, hình ảnh người đàn ông da nâu xuất hiện từ phòng thí nghiệm của Neave sẽ vô cùng lạ lẫm. Khuôn mặt của Chúa Jesus được nhóm nghiên cứu của Neave tạo ra. (Ảnh: Popular Mechanics). Neave cũng nhấn mạnh rằng mô hình được nhóm nghiên cứu của ông dựng nên chỉ đơn giản nói đến ngoại hình đại diện của một người đàn ông trưởng thành, sống cùng thời và cùng nơi với Chúa Jesus. “Nhân chủng học pháp y không phải lúc nào cũng chính xác”, Alison Galloway, Giáo sư nhân chủng học tại Đại học California ở Santa Cruz nhận định. “Các chi tiết trên khuôn mặt được sắp xếp theo mô mềm phía trên cơ, đây là nơi các họa sĩ pháp y sẽ thể hiện rất khác nhau tùy theo kỹ thuật của họ”. Galloway cho biết các họa sĩ pháp ý sẽ chú ý nhiều hơn đến sự khác biệt trong các chi tiết như khoảng cách giữa đáy mũi và miệng. Những đặc điểm khác trên khuôn mặt như các nếp nhăn ở mắt, cấu trúc của mũi hay hình dạng miệng phụ thuộc nhiều vào từng họa sĩ. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV