Phi hành gia bị bỏ rơi ngoài vũ trụ, khi trở về thì hay tin đất nước mình đã không còn tồn tại Sergei Krrikalev được mệnh danh là "công dân cuối cùng của Liên Xô". Trong khi xe tăng đang lăn qua Quảng trường Đỏ của Moscow, Mikhail Gorbachev và Liên Xô trải qua biến động lịch sử chưa từng có, thì Sergei Krikalev vẫn đang lang thang ở bên ngoài Trái Đất. Vào khoảnh khắc đất nước của ông tan rã, trạm vũ trụ Mir đã trở thành ngôi nhà tạm thời của ông. Năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 quốc gia riêng biệt, Krikalev lúc này đang ở ngoài vũ trụ được thông báo rằng ông không thể trở về nhà được vì đất nước hứa đưa ông trở lại đã không còn tồn tại. Phi hành gia Sergei Krrikalev làm việc trên trạm vũ trụ Mir. 4 tháng trước đó, Krikalev, một kĩ sư máy bay 33 tuổi đã lên đường theo lệnh của đất nước đến trạm vũ trụ Mir sừ Sân bay vũ trụ Baikonur của Liên Xô, nằm ở Kazakhstan hiện giờ. Nhiệm vụ của Krikalev đáng nhẽ ra chỉ kéo dài 5 tháng, nhưng cuối cùng ông phải ở ngoài không gian đến gần 1 năm. Trong thời gian Krikalev ở ngoài vũ trụ, một cuộc đảo chính đã diễn ra. Krikalev được thông báo rằng chính phủ hiện không có tiền để đưa ông trở lại và yêu cầu ông chờ đợi. Một tháng sau, Krikalev vẫn nhận được câu trả lời tương tự. Và một tháng nữa trôi qua, cho đến tận gần 1 năm sau đó. Krikalev nói rằng: "Họ nói rằng hoàn cảnh của tôi quả thật khó khăn và không tốt cho sức khỏe của tôi. Nhưng bây giờ đất nước cũng đang gặp khó khăn và phải ưu tiên cho việc tiết kiệm tiền. Tôi tự hỏi liệu mình có đủ sức mạnh để sống sót hay không. Tôi không chắc lắm. Teo cơ, phóng xạ, nguy cơ ung thư và hệ thống miễn dịch trở nên yếu hơn sau mỗi ngày trôi qua ngoài không gian. Đó chỉ là một số hậu quả có thể xảy ra khi ở ngoài không gian quá lâu". Thời gian của Krikalev ở ngoài vũ trụ đã kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Ông phải dành 311 ngày, tức 10 tháng bên ngoài không gian và vô tình lập kỉ lục thế giới trong quá trình này. Thời gian của Krikalev ở ngoài vũ trụ đã kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Nước Nga, tại thời điểm đó đang gặp vấn đề lớn về tài chính do siêu lạm phát, đất nước này đã bán các suất lên trạm vũ trụ tên lửa Soyuz cho những quốc gia khác. Áo đã mua một chiếc ghế với giá 7 triệu đô, Nhật Bản mua một chiếc ghế với giá 12 triệu đô để gửi phóng viên truyền hình lên trạm vũ trụ. Thậm chí còn có một cuộc nói chuyện về việc khẩn trương bán trạm vũ trụ Mir trong khi nó vẫn đang hoạt động. Tất cả điều này đều có nghĩa là các thành viên phi hành đoàn khác đã quay trở lại Trái Đất, trong khi Krikalev lại là người duy nhất không thể. Bởi Krikalev là người duy nhất đang vận hành trạm vũ trụ Mir. Bị bỏ rơi bên ngoài không gian, xa nhà trong nhiều tháng, ông đành yêu cầu chính phủ gửi mật ong lên cho mình để nâng cao tinh thần, nhưng thay vào đó họ lại gửi cho ông toàn chanh và cải đắng. Ngày 25/3/1992, Krikalev cuối cùng cũng được trở lại Trái đất sau khi Đức trả 24 triệu đô để mua một suất cho người thay thế. Khi hạ cánh, một tờ báo đã mô tả về Krikalev rằng: "trông anh nhợt nhạt như một cục bột ướt". 4 người đàn ông phải giúp ông đứng lên, hỗ trợ ông khi ông đặt chân xuống mặt đất. Ngày 25/3/1992, Krikalev cuối cùng cũng được trở lại Trái đất. Nơi Krikalev hạ cánh, trước kia thuộc Liên Xô nhưng giờ đây đã trở thành một phần của nước Cộng hòa Kazakhstan. Thành phố nơi ông từng sống không còn được gọi là Leningrad nữa, thay vào đó nó đã trở thành St.Peterburg. Khi ở ngoài không gian, Krikalev đã quay quanh Trái Đất 5000 lần và lãnh thổ đất nước của ông đã bị thu hẹp lại hơn 5 triệu km2. Mức lương hàng tháng mà ông nhận được cho là mức lương tốt cho một nhà khoa học vào thời điểm ông rời khỏi Trái đất đã bị mất giá khi ông quay lại. Một tài xế xe buýt thậm chí còn kiếm được gấp đôi số tiền lương của ông. Krikalev đã trở thành Anh hùng của nước Nga và 2 năm sau ông tiếp tục thực hiện một nhiệm vụ không gian khác, lần này ông trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Nga bay lên tàu con thoi của NASA. Và một vài năm sau đó, ông cũng là người đầu tiên dành thời gian cho Trạm vũ trụ quốc tế mới (ISS). Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV