Sau ba ngày thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard, học sinh trường trung học Scarsdale tìm thấy một ngoại hành tinh trong hệ sao TOI 1338. Mô phỏng quỹ đạo của TOI 1338 b trong hệ sao nhị phân. (Video: NASA). Khám phá được thực hiện bởi Wolf Cukier, 17 tuổi, dựa trên dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng không gian TESS của NASA. Đây là ngoại hành tinh duy nhất được tìm thấy trong hệ sao nhị phân TOI 1338 cách Trái Đất khoảng 1.300 năm ánh sáng. Hành tinh mới, được đặt tên TOI 1338 b, nặng gấp 6,9 lần Trái Đất và mất 94 ngày để quay hết một vòng xung quanh hai ngôi sao chủ (có khối lượng bằng 1,1 và 0,3 lần so với Mặt Trời của chúng ta). Nó chắc chắn không có khả năng tồn tại sự sống do có quỹ đạo quá gần ngôi sao. Wolf Cukier, học sinh trường trung học Scarsdale. (Ảnh: NASA). "TOI 1338 b là một trong số 100 đối tượng trông giống các ngoại hành tinh mà tôi tìm kiếm. Phải mất một thời gian để xác minh đó là một hành tinh thực sự chứ không phải ảo ảnh do kính viễn vọng rung lắc gây ra hay một thứ gì đó khác", Wolf Cukier chia sẻ. Anh trai Cukier cho biết cảm thấy vô cùng tự hào về những gì em trai mình làm được và thậm chí còn đề xuất đặt tên cho hành tinh mới là "Wolftopia" nhưng không được NASA chấp nhận. Phát hiện của Cukier được công bố trong cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ lần thứ 235 diễn ra tại Honolulu hôm 6/1. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV