Nguyễn Tử Quảng: 'Deepfake như bom hạt nhân'

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Jan 8, 2020.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 128)

    Chủ tịch HĐQT Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng nói Deepfake là mặt trái của AI và có thể gây hại cho đời sống con người không khác bom hạt nhân.


    Chia sẻ tại diễn đàn Tech Talks, diễn ra ngày 8/1 tại TP HCM, ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định Deepfake không chỉ là mối đe dọa với người nổi tiếng, mà sẽ còn làm đảo lộn cuộc sống của bất cứ ai, đồng thời làm thay đổi thói quen chia sẻ ảnh cá nhân trên mạng xã hội.

    Deepfake là những video, hình ảnh, giọng nói, âm thanh bị các phần mềm trí tuệ nhân tạo chỉnh sửa, bóp méo, cắt ghép khiến chúng trông như thật. Ban đầu, Deepkake chủ yếu được dùng để ghép khuôn mặt các nữ diễn viên vào trong những video mang tính khiêu dâm. Tuy nhiên, các công cụ này ngày càng phổ biến, đe dọa không chỉ các ngôi sao, chính trị gia mà cả người dùng bình thường.

    [​IMG]

    Video Deepfake được coi là đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội.


    Chủ tịch Bkav nêu ví dụ vào năm 2017, một người dùng mạng đã sử dụng thuật ngữ này cho những video giả mạo, sử dụng trí tuệ nhân tạo. Video Deepfake đầu tiên là ông Obama chia sẻ những điều mà thực tế, ông không hề nói. Đó là một "Obama" giả. Có những video đã có hàng triệu lượt xem. Tổng cộng có 20 diễn đàn chuyên về Deepfake, 100.000 thành viên tiếp cận, 96% video Deepfake là video khiêu dâm, 4% còn lại là video nội dung khác. Khác biệt về tỷ lệ có thể đến từ suy nghĩ video khiêu dâm có vẻ như vô hại. "Nhưng thực tế, xu hướng này là nguy hiểm khôn lường và tạo tác động cực kỳ lớn với đời sống con người", ông Quảng nhấn mạnh.

    Nói đến Deepfake, không thể không nhắc đến Deep Learning. Công nghệ này không mới, đã có từ thập niên 80 thập kỷ trước. Giới khoa học mong muốn giả lập suy nghĩ của con người, bắt chước bộ não người. Đó là tiền để hình thành Deep Learning. Bộ não hình thành từ hàng trăm tỷ neuron, ghi nhận thông tin hàng ngày, hình thành ra sáng tạo. Đó là cách vận hành của bộ não. Bằng công nghệ, các chuyên gia cũng muốn tạo ra một bộ não như thế cho máy móc.

    Khi năng lực tính toán của máy móc ngày càng nâng cao, công nghệ phát triển cho phép "bộ não" máy tính thông minh hơn. Năm 2010, sai sót khi sử dụng Deep Learning vẫn còn cao đến 30%. Đến năm 2012, có sự đột phá khi tỷ lệ sai sót của chỉ còn 15% - khả dĩ để ứng dụng. Các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy tiềm năng của Deep Learning.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT Bkav tại diễn đàn Tech Talks.

    "Có vẻ như đến thời điểm này, thế giới đã tương đối thành công khi bắt chước bộ não người. Tỷ lệ chính xác của công nghệ Deep Learning ngày càng cao. Các module tại Bkav hiện có thể chính xác đến 98%", ông Nguyễn Tử Quảng nói.

    Sự phát triển của AI, của Deep Learning đã sinh ra mặt trái chính là xu hướng Deepfake. Bản thân các hãng lớn như Google, Facebook, Microsoft cũng đang đau đầu với xu hướng này và tìm cách nghiên cứu. Tại Việt Nam, Bkav đang quan sát, nghiên cứu tất cả mối nguy trên không gian mạng. Công ty đang phát triển các module Deepfake để phát hiện video Deepfake trên mạng. Các trường đại học cũng đang tích cực nghiên cứu chủ đề này.

    "Với tôi, Deepfake chính là 'bom hạt nhân'. Chỉ trong hai năm xuất hiện, video Deepfake đã có thể tạo ra một cuộc đảo chính. Nếu một doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán gặp khủng hoảng thông tin, xuất hiện video giả mạo về chủ doanh nghiệp, thì thiệt hại cực kỳ lớn", ông Nguyễn Tử Quảng khuyến cáo.

    Ông cho rằng để ngăn chặn, chỉ còn cách lấy độc trị độc. Người thật có những đặc trưng, Deepfake có thể học. Ngược lại, chúng ta cũng có thể dùng chính Deepfake để học đặc trưng của video giả. Bằng mắt thường, chúng ta có thể không nhận ra, nhưng bằng Deepfake, Deepfake có thể nhận diện Deepfake, ông Quảng nói.

    "Chúng tôi đã nghiên cứu ròng rã 20 năm qua, sử dụng công nghệ cao để ngăn chặn, chống lại rủi ro công nghệ cao. Những kẻ tạo ra video Deepfake cũng sẽ tương tự như hacker. Đó là cuộc chiến liên tục giữa người với người trên không gian mạng. Nhưng trong tương lai, đó sẽ là cuộc chiến giữa máy với máy", đại diện Bkav khẳng định.

    Từ góc độ người dùng, ông Quảng nói cần có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân hơn nữa. Bởi mỗi điều bạn đăng tải, Deepfake càng dễ đánh cắp và giả mạo người dùng. Với các doanh nghiệp, quy trình ứng phó rủi ro do video Deepfake tạo ra cũng nên được chuẩn bị sẵn. Cần có hệ thống theo dõi Internet, mạng xã hội, khi có video giả về lãnh đạo, doanh nghiệp, cần có công cụ quét và phát hiện thông báo kịp thời khi video chưa bùng nổ. Một khi thông tin đã lan truyền, sẽ rất khó để đính chính.


    Diễn đàn , nằm trong khuôn khổ sự kiện Tech Awards 2019, bàn về sự bùng nổ của 5G, trí tuệ nhân tạo cùng những mặt trái mà các công nghệ mới này có thể mang tới. , Giám đốc kỹ thuật của Huawei chia sẻ tầm nhìn về 5G. Trong khi đó, CEO của BKAV đưa ra những cảnh báo về "bóng ma" Deepfake. , CEO CyRadar nói về nguy cơ bảo mật và mặt trái của AI. Còn , Giám đốc trung tâm Athena sẽ nói về những rủi ro trong kỷ nguyên kết nối.


    Tuấn Hưng


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Nguyễn Tử Quảng: 'Deepfake như bom hạt nhân'

Share This Page