Phát hiện hành tinh nằm trong 'vùng ở được'

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 8, 2020.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 114)

    Kính viễn vọng không gian TESS của NASA phát hiện một ngoại hành tinh kích thước tương đương Trái Đất có thể tồn tại nước và sự sống.

    [​IMG]

    Đồ họa mô phỏng ngoại hành tinh TOI 700 d. Ảnh: Space.

    Trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ ở Honolulu, Hawaii hôm 6/1, các nhà thiên văn học từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết đã tìm thấy một ngoại hành tinh nằm trong khu vực có thể sống được (vùng Goldilocks) cách Trái Đất hơn 100 năm ánh sáng.

    Hành tinh, được đặt tên TOI 700 d, quay quanh một ngôi sao lùn có kích thước bằng 40% Mặt Trời và chỉ nóng bằng một nửa. Nó nằm trong chòm sao Kiếm Ngư cách Trái Đất 101,5 năm ánh sáng.

    TOI 700 d, lớn hớn Trái Đất khoảng 20%, là hành tinh thứ 4 được phát hiện có quỹ đạo quay quanh ngôi sao, bên cạnh TOI 700 a, b, c nhưng là hành tinh duy nhất nằm trong vùng Goldilocks, có nghĩa cách không quá xa cũng không quá gần ngôi sao chủ, nơi có nhiệt độ cho phép sự hiện diện của nước lỏng và sự sống.

    Dựa trên kích thước và loại ngôi sao, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một số mô hình máy tính để dự đoán thành phần khí quyển và nhiệt độ bề mặt của hành tinh. Theo đó, TOI 700 d có thể tồn tại đại dương và được bao phủ bởi một bầu khí quyển dày đặc chứa carbon dioxit.

    Kính viễn vọng TESS, phóng lên quỹ đạo vào ngày 18/4/2018, được mệnh danh là "thợ săn ngoại hành tinh". Thiết bị sử dụng camera trường rộng quét 85% bầu trời với nhiệm vụ khảo sát những ngôi sao sáng nhất gần Trái Đất để tìm kiếm các ngoại hành tinh, đồng thời giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu khối lượng, kích thước, mật độ và quỹ đạo của chúng.

    Đoàn Dương (Theo AFP)


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Phát hiện hành tinh nằm trong 'vùng ở được'

Share This Page