Những bức ảnh giả lan truyền nhiều nhất thập kỷ

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Dec 30, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 114)

    Advertisement

    083.888.0123 (HN) - 082.233.3555 (TP HCM)

    Thứ hai, 30/12/2019, 11:16 (GMT+7)

    Thập niên 2010 - 2019 chứng kiến sự nổi lên của truyền thông xã hội và công cụ chỉnh sửa ảnh, khiến không ít bức ảnh giả lan truyền.

    [​IMG]

    Cá mập bơi trên đường cao tốc

    Năm 2010, hình ảnh cá mập bơi trên cao tốc với góc chụp từ ghế lái ôtô lan truyền mạnh mẽ. Nó xuất hiện trên Twitter, Facebook sau hầu hết những đợt lũ lụt lớn xảy ra ở Mỹ, như bão Irene (2011), siêu bão Sandy (2012) hay cơn bão Harvey (2017), khiến nhiều người tin đó là ảnh thật. Thực chất bức ảnh này có từ 2005, in trên số báo Africa Geographic tháng 9 và được gọi là "Shark Detectives". Tác giả của nó là Thomas P. Peschak đã dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh và ghép con cá mập vào dòng nước lũ trên đường phố.

    [​IMG]

    Ảnh Tổng thống Mỹ bị photoshop

    Đầu tháng 1/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter bức ảnh ông chỉ về phía trước với dáng vẻ gầy hơn bình thường. Tuy nhiên, ảnh nhanh chóng bị phát hiện là đã chỉnh sửa qua phần mềm, bằng chứng là ảnh thật (bên phải) có các ngón tay và phần nách trái lớn hơn.

    [​IMG]

    Rác vũ trụ che hết trái đất

    Bức ảnh về rác vũ trụ được đánh giá là "gây ám ảnh" và chia sẻ nhiều lần trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xác nhận đây là bức ảnh do họ tạo ra năm 2008. "Các vật thể, mảnh vỡ trong ảnh do một nghệ sĩ thể hiện dựa trên mật độ vệ tinh thực tế. Tuy nhiên, chúng được phóng đại kích thước để rõ ràng hơn", ESA giải thích trên website.

    [​IMG]

    Nhóm nhiếp ảnh gia bị gấu truy đuổi

    Cảnh tượng trên đáng sợ nhưng lại không có thật. Bức ảnh đã gây "sốt" trở lại vào năm 2015 với tiêu đề "Hậu trường nhiếp ảnh của National Geographic". Tuy nhiên, một trong những người có mặt trong ảnh xác nhận trên Twitter rằng, khoảnh khắc được chụp năm 2011 khi tìm kiếm địa điểm ở Colorado (Mỹ), và con gấu được ghép vào nhằm mục đích trêu đùa.

    [​IMG]

    Tổ chức tiệc trên đường cao tốc

    Được lan truyền năm 2014, bức ảnh mô tả "một nhóm người Mỹ đi dã ngoại trên đường cao tốc năm 1973" và nhanh chóng phổ biến trên Internet. Không ít ý kiến cho rằng nhóm người đã bất chấp nguy hiểm để tổ chức tiệc tùng. Tuy nhiên, thực tế câu chuyện diễn ra tại Hà Lan. Quang cảnh được ghi lại vào năm 1973, trong ngày "chủ nhật không có xe hơi". Khi đó, khoảng 3 triệu xe hơi tư nhân không lưu thông trên đường phố. Mọi người có thể dùng phương tiện thay thế, như xe đạp, xe bus và có thể sinh hoạt trên đường.

    [​IMG]

    Ảnh Marie Curie trên tem bưu chính

    Bức ảnh bên phải là nhà khoa học Marie Curie. Tuy nhiên, nhiều quốc gia như Zambia, Togo, Cộng hòa Guinea và Mali đã sử dụng ảnh bên trái, vốn là của diễn viên Susan Marie Frontczak, cho tem bưu chính của mình kèm miêu tả đó là Marie Curie.

    [​IMG]

    Tượng nữ thần tự do bị ngập lụt

    Tương tự ảnh con cá mập trên cao tốc, hình ảnh tượng nữ thần tự do bị nước lũ nhấn chìm được chia sẻ nhiều trong các đợt bão lụt tại Mỹ. Thực tế, nó là khoảnh khắc cắt từ bộ phim Day After Tomorrow, phát hành năm 2004.

    [​IMG]

    'Nụ cười' của Kim Jong Un trên truyền hình

    Vào tháng 6/2018, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serge Lavrov có cuộc gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Khoảnh khắc cả hai bắt tay nhau được ghi lại. Bức ảnh bên phải được Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Twitter, trong khi ảnh trái xuất hiện trên kênh Russia-1. Dễ dàng nhận ra khuôn mặt của ông Un xuất hiện trên truyền hình Nga đã bị chỉnh sửa.

    [​IMG]

    Tượng phật trên vách núi

    Năm 2014, hình ảnh về tượng phật khắc trong khối đá ở Tu viện Ngyen Khag Taktsang (Trung Quốc) được chia sẻ nhiều trên Facebook và Twitter. Tuy nhiên, khung cảnh thật chụp sau đó (bên phải) cho thấy tất cả là giả mạo.


    Bảo Lâm (theo Gizmodo)

    Advertisement
    Advertisement

    0


    0


    0

    Advertisement
    Advertisement
    Advertisement

    Chia sẻ bài viết qua email


    Những bức ảnh giả lan truyền nhiều nhất thập kỷ

    >

    Advertisement
    Tải ứng dụng
    • Thông tin Tòa soạn
    • 083.888.0123 (HN)
    • 082.233.3555 (TP HCM)
    ×

    Phiên bản:


    Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved

    VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

    Hotline:

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Những bức ảnh giả lan truyền nhiều nhất thập kỷ

Share This Page