Không khí bị ô nhiễm, có chứa rất nhiều độc tố, các chất khi tác dụng tới cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm từ ngoài da đến các bệnh nan y nhất là đối với trẻ nhỏ, cơ thể chưa phát triển toàn diện rất dễ mắc phải như: viêm phế quản, hen suyễn, tắc nghẽn mãn tính, u sơ, các vấn đề về tim mạch, ung thư, viêm não, vô sinh… vậy để phòng chống những bệnh này chúng ta cần quan tâm đến công tác phòng và chống ngay từ bên ngoài, tránh tác động do thời tiết. Vậy làm sao để biết được khi nào ô nhiễm chạm mức "nguy hại"? Nhận biết ô nhiễm bằng mắt thường Tạp chí khoa học ScienceDaily định nghĩa: “Sương mù là một loại ô nhiễm không khí, nó cơ bản là một dạng hỗn hợp của khói bụi và sương trong không khí”. Khi tiếp xúc với luồng sương mù có ozone cao, bạn sẽ dễ dàng gặp phải tình trạng như khó thở. Sương mù là kết quả của một lượng lớn khí đốt than đá trong một khu vực và được gây ra bởi sự trộn lẫn giữa khói bụi, ozone, SO2, NO2 và CO trên mặt đất. Nó đặc biệt nguy hại cho trẻ nhỏ, người bị bệnh tim và phổi như khí thủng phổi, viêm phế quản hoặc hen suyễn. Khi tiếp xúc với luồng sương mù có ozone cao, bạn sẽ dễ dàng gặp phải tình trạng như khó thở, đau khi hít sâu, thở khò khè, ho, đau đầu và cảm thấy mệt mỏi. Điều này là do các chất ô nhiễm đã bị tích tụ trong cơ thể gây suy giảm sức đề kháng, gây tổn thương và biến đổi ở não bộ. Nó có thể gây ra sự kích ứng mắt và mũi, làm khô màng bảo vệ của mũi và cổ họng và cản trở khả năng của cơ thể chống lại nhiễm trùng, tạo điều kiện cho bệnh tật dễ dàng tấn công sức khỏe của chúng ta. Với những người có làn da nhạy cảm, họ sẽ bị dị ứng, nổi ban ngứa trên da, nổi mụn bất thường. Và đặc biệt, khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bạn sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, có thể nói lớp sương mù ngoài trời càng dày đặc thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm không khí ở mức độ càng cao và nguy hại cho sức khỏe. Đây là cách nhận biết ô nhiễm không khí bằng mắt thường rất chính xác. Nhận biết ô nhiễm bằng ứng dụng đo lường chất lượng không khí Tuy nhiên, để chắc chắn hơn bạn có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên các ứng dụng đo lường chất lượng không khí quen thuộc như AirVisual, PAM Air… Làm sao để bảo vệ bản thân khỏi sương mù ô nhiễm? 1. Xác định chất lượng không khí khu vực của bạn Trước khi đi ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn nên nhìn ra ngoài trời xem lượng sương mù ở khu vực của bạn ra sao rồi tiếp tục kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trong khu vực của bạn thông qua các ứng dụng như đã nêu ở trên. Bằng cách này, bạn có thể quyết định khi nào bạn nên hay không nên ra ngoài trời để bảo vệ sức khỏe của bạn. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có thể là một nguồn thông tin để bạn kiểm tra. 2. Luôn sẵn sàng phương pháp y tế Nếu bạn có vấn đề về tim hoặc hô hấp, tốt nhất bạn không nên ra ngoài trời khi sương mù ô nhiễm dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên chuẩn bị đầy đủ thuốc hoặc các phương pháp y tế để phòng cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Và tốt hơn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên hạn chế đến những khu vực ô nhiễm. 3. Tránh những khu vực ô nhiễm nặng Khi hoạt động thể chất, bạn sẽ hít thở rất sâu và nhanh, như vậy sẽ khiến tự bạn “gom” ô nhiễm đưa vào cơ thể. Do đó, bạn nên hạn chế đến những khu vực ô nhiễm, đặc biệt có gắng hoạt động thể chất nhẹ nhàng khi ở những khu vực ô nhiễm nặng như các con đường lớn, mật độ giao thông dày đặc, khu công nghiệp. Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng bạn có thể cảm thấy khi ở ngoài trời. Nếu bạn cảm thấy khó thở, hãy ở trong nhà. 4. Trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh bắt buộc phải ở trong nhà khi sương mù dày đặc và ô nhiễm nặng. Người bình thường được khuyến cáo đặc biệt hạn chế ra bên ngoài. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV