CAV-X - Loại đạn siêu tốc cho phép SEAL bắn thủng tàu địch ngay từ dưới nước

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 6, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 133)

    Trong những bộ phim hành động có sự xuất hiện của lực lượng đặc nhiệm Navy SEAL, cảnh tượng thường thấy là một tốp lính đặc nhiệm ngâm mình dưới nước, lần mò tới gần mục tiêu và âm thầm trồi lên tiêu diệt. Thế nhưng trong tương lai, sự hiện diện của SEAL sẽ khó đoán biết hơn bởi lính đặc nhiệm sẽ có thể nổ súng ngay từ dưới mặt nước, hỏa lực vẫn mạnh nhờ một loại đạn mới khai thác cơ chế "rẽ nước, bọc bong bóng mà đi".

    Đạn thông thường sẽ mất đi động năng chết người của nó khi bay qua chất lỏng hay các vật chất mật độ cao. DSG Technologies - một công ty của Na Uy đã nghĩ ra cách đó là khai thác cơ chế supercaviation giúp giảm tối đa lực hãm khi di chuyển qua chất lỏng.


    Supercavitation - tạm gọi là siêu bong bóng, là một khái niệm đề cập đến thiết kế bọc một viên đạn đang di chuyển dưới nước bằng bong bóng khí nhằm giảm ma sát trên bề mặt viên đạn. Công nghệ này đã được sử dụng trên ngư lôi, cho phép chúng di chuyển nhanh hơn 5 lần dưới nước so với thiết kế truyền thống. Ngoài ra nó còn được áp dụng trên thiết kế chân vịt, các loại thuyền cao tốc và cũng đang được nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất tàu ngầm siêu nhanh.

    [​IMG]
    Viên đạn supercavitation lại có thể đạt được tốc độ cao trong nước nhờ thiết kế đầu hơi tù kèm các rìa, đĩa sắc cạnh.

    Trong tiềm thức của chúng ta về hình thái khí động học của đạn thì một viên đạn sẽ có đầu nhọn, thân thoi tròn. Thế nhưng một viên đạn supercavitation lại có thể đạt được tốc độ cao khi lao đi trong nước nhờ thiết kế đầu hơi tù kèm các rìa, đĩa sắc cạnh. Thiết kế này giúp đầu đạn đẩy nước ra khỏi đường bay của nó và để lại bong bóng khí đủ lớn để bao bọc lấy viên đạn khi nó lao đi mà phần thân và đuôi viên đạn không bị nước kéo lại. Trong trường hợp của ngư lôi, tàu ngầm thì hiệu ứng này có thể được tăng cường nhờ định hướng luồng khí thải ra phía trước mũi tàu hay ngư lôi để tăng thêm bóng khí.

    [​IMG]
    Đạn 12.7 x 99 mm NATO.

    DSG Technologies cho biết họ đã phải tìm các đối tác trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ để có thể đảm bảo dung sai cần thiết cho thiết kế đạn supercavitation. Sản phẩm được gọi là CAV-X với thiết kế đầu tròn, thân đầu đạn hình chóp nón, mũi phẳng dẹt. Nhờ đó một viên .50 cal với đầu đạn CAV-X có thể đạt độ chính xác ở cự ly 60 m dưới nước, tốc độ vẫn đủ nhanh và động năng đủ lớn để công phá mục tiêu hoặc xuyên thủng tấm thép dày 2 cm ở cự ly 17 m dưới nước. Đây là điều chưa từng có với cỡ đạn 12.7 x 99 mm NATO.

    [​IMG]
    Tàu chiến có thể hạ ngư lôi bằng các loại súng gắn trên boong với đạn supercavitation.

    Nếu sử dụng đạn CAV-X để bắn từ 5 m dưới nước lên thì viên đạn sẽ có thể hạ gục mục tiêu ở khoảng cách đến 1000 m trên không. Trực thăng nếu được trang bị đạn supercavitation giờ đây có thể tấn công các mục tiêu chìm và trên lý thuyết, tàu chiến có thể hạ ngư lôi đang lao đến bằng các loại súng gắn trên boong với đạn supercavitation.

    DSG hiện cung cấp 2 loại đạn CAV-X gồm A2 - phiên bản bắn từ trên không xuống nước và X2 - ngược lại có thể bắn từ dưới nước lên không hoặc tiêu diệt các mục tiêu dưới nước.

    [​IMG]

    Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của Hoa Kỳ - U.S Special Operations Command (SOCOM) đã bắt đầu thử nghiệm loại đạn đặc biệt này từ hồi đầu tháng này. Video dưới đây được team của DSG tại Virginia thử nghiệm so sánh khả năng xuyên thủng giữa đạn 7,62 x 51 mm và đạn CAV-X qua các khối geal đạn đạo - loại vật liệu được thiết kế để mô phỏng mật độ và trạng thái của thịt người. Đạn được bắn bằng một khẩu Colt AR-15 và kết quả là:


    Đạn thường tạo ra một bong bóng khí khổng lồ ngay ở khối gel đầu tiên khiến khối gel biến dạng mạnh và nẩy lên trước khi lao sang khối gel tiếp theo và nằm lại ở đó. Cự ly xâm nhập chỉ 50 cm. Trong khi đó, CAV-X tạo ra bóng khí nhỏ li tí trên đường bay, lần lượt xuyên qua các khối gel một cách "mượt mà". Nó xuyên qua toàn bộ 10 khối gel trước khi cắm vào quả dưa hấu đặt ở đầu còn lại, cự ly xâm nhập đến 4m.


    Trong một thử nghiệm khác của FBI tại North Carolina, viên đạn CAV-X cũng đã xuyên thủng 13 khối gel, làm vỡ quả bong bóng đặt giữa khối gel cuối và áp cuối, xuyên qua luôn cả tấm bìa đặt sau và bay mất tích .

    Một viên đạn xuyên thẳng qua cơ thể sẽ gây ra sát thương ít hơn so với một viên đạn gây nổ, giống như tác động của viên đạn thường lên khối gel đầu tiên trong video. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu của đạn CAV-X và nó có thể được cải tiến để tăng sát thương. DSG cũng đang chào bán loại đạn này cho nhiều nước khác. Bên cạnh CAV-X thì DSG còn có nhiều loại đạn có thể bắn xuyên bao cát hay xuyên áo giáp.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - CAV-X - Loại đạn siêu tốc cho phép SEAL bắn thủng tàu địch ngay từ dưới nước

Share This Page