Các CEO ở Indonesia, Philippines, Thái Lan đã mua phần mềm hợp pháp cho khoảng 6.000 máy tính tại nước họ, trong khi số lượng ở Việt Nam là 200. Sau hơn 2 tháng triển khai chiến dịch "Xóa phần mềm không phép" tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, Liên minh phần mềm BSA nói rằng kết quả tại Việt Nam là mờ nhạt và chậm chạp. BSA nhận xét các tập đoàn ở Thái Lan và Philippines cùng nhau "ghi điểm" khá tốt trong chiến dịch này. Trong khi đó, Indonesia ghi nhận một tập đoàn đã tự hợp pháp cho hàng nghìn máy tính. Trong khi đó, "có hàng chục nghìn công ty ở Việt Nam sử dụng phần mềm bất hợp pháp và thực tế là có rất ít CEO đứng ra giải quyết vấn đề này. Chúng tôi nhìn nhận đó là hành động vô trách nhiệm khi đặt vấn đề bảo mật dữ liệu của công chúng và quốc gia vào nguy cơ bị tấn công. Việc này cần phải dừng lại", ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA nói. Theo BSA, đến nay, các công ty Việt Nam tại 33 tỉnh thành đã hợp pháp hóa tài sản phần mềm của họ nhưng chỉ có 50 công ty là được ghi nhận có nỗ lực đáng kể. TP HCM có tỷ lệ hợp pháp hóa cao hơn khoảng 30% so với Hà Nội. "Các CEO phải nhìn nhận rằng phần mềm hợp pháp là cách tốt nhất tránh thiệt hại trên quy mô lớn về an ninh mạng, luật pháp và thiệt hại về danh tiếng. Cần có những nỗ lực lớn hơn từ phía chính phủ và các CEO để thúc đẩy thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm theo hướng hợp pháp và chính hãng", ông Sawney nói. Tỷ lệ sử dụng phần mềm không được cấp phép của Việt Nam là 75%, theo Khảo sát Phần mềm Toàn cầu BSA 2018. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình ở châu Á Thái Bình Dương là 57%. Liên minh phần mềm (BSA) là đơn vị chuyên thúc đẩy sử dụng phần mềm hợp pháp, ủng hộ các chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Tổ chức có trụ sở tại Washington, DC (Mỹ), hoạt động tại hơn 60 quốc gia. Một số thành viên tiêu biểu của BSA là Adobe, Autodesk, Apple, Amazon Web Services, Microsoft, Oracle, IBM, Cisco, Symantec... Viễn Thông Let's block ads! (Why?)Theo Trang Công Nghệ