Hành tinh vẫn tồn tại khi sao chủ diệt vong

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 5, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 87)

    Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Anh tìm thấy bằng chứng về một hành tinh khổng lồ vẫn quay quanh ngôi sao chủ đang chết dần.

    [​IMG]

    Mô phỏng hệ sao WDJ0914+1914. Ảnh: BBC.

    Các nhà thiên văn học quan sát một hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao lùn trắng, vật thể nhỏ cực đặc mà một số ngôi sao hóa thành sau khi cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên hé lộ hành tinh có thể tồn tại sau quá trình biến động hình thành sao lùn trắng. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature hôm 4/12.

    Nhóm nghiên cứu phát hiện ngôi sao lùn trắng có tên WDJ0914+1914 ở cách Trái Đất 2.000 năm ánh sáng có một hành tinh lớn cỡ sao Hải Vương quay quanh. Ngôi sao này có nhiệt độ vào khoảng 28.000 độ C, lớn gấp 5 lần Mặt Trời (5.500 độ C). Điều này có nghĩa WDJ0914+1914 phát ra nhiều bức xạ cực tím hơn hẳn Mặt Trời, theo tiến sĩ Christopher Manser ở Đại học Warwick, Anh. Lực hấp dẫn của sao lùn trắng cũng lớn đến mức nếu một thiên thể như tiểu hành tinh tới gần, nó sẽ vỡ thành nhiều mảnh.

    Hành tinh khổng lồ mất dần khí quyển dưới ảnh hưởng của ngôi sao, tạo thành vệt đuôi giống sao chổi. Sao lùn trắng liên tục trút photon, các hạt ánh sáng mang năng lượng cao lên hành tinh này và hút khí gas ở tốc độ hơn 3.000 tấn mỗi giây.

    "Chúng tôi sử dụng Kính viễn vọng rất lớn ở Chile để thu thập quang phổ từ sao lùn trắng. Quang phổ học là phương pháp chia ánh sáng thành các dải màu. Thông qua xem xét những màu sắc khác nhau mà hệ thống tạo ra, chúng tôi có thể nhận biết những đặc điểm thú vị và phát hiện có một đĩa khí xung quanh sao lùn trắng, chắc chắc sinh ra từ hành tinh lớn cỡ sao Hải Vương hoặc sao Thiên Vương", tiến sĩ Manser giải thích.

    Các nhà khoa học muốn tìm hiểu kỹ hơn hệ thống WDJ0914+1914 để dự đoán những gì có thể xảy ra với hệ Mặt Trời khi ngôi sao của chúng ta tới cuối vòng đời. Từ lâu, giới nghiên cứu đã biết hệ Mặt Trời sẽ không tồn tại mãi. Trong vòng 6 tỷ năm, ngôi sao vàng cỡ trung bình là Mặt Trời sẽ phình to gấp 200 lần kích thước hiện nay.

    Ở giai đoạn này, nó sẽ trở thành sao khổng lồ đỏ. Khi mở rộng, Mặt Trời sẽ phá hủy và "nuốt chửng" các hành tinh ở vòng trong của hệ như sao Thủy, sao Kim và Trái Đất trước khi sụp đổ về phía lõi, trở thành sao lùn trắng. Nhưng sao Hỏa, vành đai tiểu hành tinh, sao Mộc và các hành tinh còn lại trong hệ sẽ di chuyển ra xa quỹ đạo hiện nay do Mặt Trời mất đi khối lượng, kéo lực hấp dẫn giảm theo. Bức xạ do Mặt Trời phát ra sẽ mạnh tới mức đủ làm bốc hơi khí quyển của sao Mộc, sao Thổ và sao Thiên Vương, khiến những hành tinh này chỉ còn trơ lại lõi đá.

    An Khang (Theo BBC)​


    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Hành tinh vẫn tồn tại khi sao chủ diệt vong

Share This Page