TP HCMBế Dylan Andrew Thanh Chafe trên tay, quen dần với vai trò làm mẹ, chị Thanh Thủy vẫn chưa hoàn toàn tin vào "điều kỳ diệu" mình có được. Cậu con trai hiện 7 tháng tuổi là trái ngọt sau 6 năm mong con của vợ chồng chị Thanh Thủy và anh Ron Chafe. Bé Dylan đã được bố mẹ đưa về Mỹ ra mắt ông bà nội khi 4 tháng tuổi. Chị Thủy là Việt kiều ở Canada, bị tắc nghẽn hai vòi trứng. Chồng và gia đình chồng yêu thương, không áp lực con cái nhưng khao khát làm mẹ khiến chị quyết tâm chạy chữa. Anh Ron Chafe là chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí, sống ở nhiều nước. Mỗi nơi chồng công tác, chị Thủy đều ghé các bệnh viện lớn ở đó tìm hiểu. "Ở đâu chồng tôi cũng 'phỏng vấn' rất kỹ bác sĩ. Anh chỉ tin tưởng một vài bệnh viện châu Âu, nhưng tôi phải chờ từ 6 tháng đến 3 năm mới tới lượt", chị Thuỷ nói. Một lần chị Thủy khám tại Singapore, một nữ bác sĩ người Ấn Độ khuyên chị nên về Việt Nam gặp bác sĩ Võ Thanh Liên Anh, người bà ấy từng gặp và nghe thuyết trình ấn tượng trong một hội nghị quốc tế. Bé Dylan Andrew Thanh Chafe chào đời sau 6 năm mong con của vợ chồng chị Thủy. Ảnh nhân vật cung cấp. Chồng chị Thủy chần chừ vì chưa thật sự tin tưởng vào tay nghề, thiết bị ở Việt Nam. Chị cố thuyết phục chồng thử tìm cơ hội. Sau khi khám, bác sĩ Liên Anh cho biết chị Thủy phải làm thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể sinh con, giống như kết luận của các bác sĩ nước ngoài. Anh Ron Chafe muốn gặp riêng bác sĩ. Sau hơn 40 phút trao đổi, anh được thuyết phục và nắm chặt tay vợ. Chị Thủy đậu thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Khi thai được 2 tuần tuổi, chị trở về Canada để tiếp tục công việc, đợi ngày sinh con. Tuy nhiên chỉ 2 tháng sau, chị bị ra huyết. "Không chấp nhận sự thật, tôi giấu mọi người với hy vọng con đừng bỏ rơi mình. Chồng phát hiện và đưa tôi đến bệnh viện, bác sĩ kết luận tim thai không còn", chị Thủy nhớ lại. Một năm sau, chị Thủy lấy lại tinh thần về Việt Nam chuyển phôi. Lần này chị cũng đậu thai rồi lại hư. Trước khi chuyển phôi lần đầu, bác sĩ Liên Anh tư vấn nên phẫu thuật giải quyết thông tắc vòi trứng nhưng chị không đồng ý. Sau hai lần hư thai, chị Thủy chỉ còn một phôi. Bác sĩ Võ Thanh Liên Anh, Trưởng Khoa Lâm sàng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, cho biết ống dẫn trứng bệnh nhân đã tổn thương, chứa dịch viêm nhiễm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi. Trước khi chuyển phôi bác sĩ từng tư vấn bệnh nhân nên phẫu thuật cắt ống dẫn trứng ứ dịch. "Buồng tử cung của chị Thủy cũng có đa polyps và u xơ tử cung phối hợp lạc nội mạc trong cơ tử cung, khả năng thất bại sẽ cao", bác sĩ Liên Anh phân tích. Người chồng kiên quyết không cho mổ vì sợ ảnh hưởng sức khỏe của vợ. Sau hai lần thất bại, bác sĩ gặp chồng cố gắng thuyết phục để vợ phẫu thuật trước khi chuyển phôi lần ba. Kết quả chị Thủy đậu thai, sinh bé trai khỏe mạnh. Là bệnh viện sản nhi đầu tiên cả nước đạt chứng nhận quốc tế JCI, Bệnh viện Hạnh Phúc được nhiều người nước ngoài chọn khám và điều trị. Tuy nhiên trường hợp chị Thủy được bác sĩ từ Singapore giới thiệu khiến bác sĩ Liên Anh rất ấn tượng. "Điều này chứng tỏ các đồng nghiệp người nước ngoài đánh giá cao trình độ của các bác sĩ Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản", bác sĩ Liên Anh nói. Khi ẵm con trai từ tay các bác sĩ, nhìn con khỏe mạnh kháu khỉnh, anh Ron Chafe quyết định chọn Việt Nam làm việc lâu dài, đóng góp công sức cho quê hương của vợ, cũng là nơi xe duyên cho anh gặp vợ con. Lê Phương Let's block ads! (Why?) Nguồn: VNExpress