Không gian hỗn loạn quanh trái đất

Discussion in 'Thiên văn - Vũ trụ' started by bboy_nonoyes, Apr 26, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 438)

    NASA vừa công bố một hình ảnh ngoạn mục, cho thấy “bong bóng” từ bảo vệ trái đất trước sự tấn công của các hạt điện tích phóng ra từ mặt trời và vũ trụ.

    Khi nghiên cứu dữ liệu thu thập từ phi thuyền WIND của NASA, các nhà khoa học đã tạo được một ảnh chụp chi tiết hơn về cách các hạt điện tích chảy tràn từ hướng mặt trời và va đập lên một “bong bóng” bảo vệ trái đất. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ một hệ thống phức tạp của các hạt điện tích phóng ra từ mặt trời và các cấu trúc từ đang chồng lên ở phía trước trái đất. Khi đó, địa cầu chỉ là một đốm nhỏ được bao quanh bởi “bong bóng” từ khổng lồ lơ lửng trong không gian, trong lúc cả hệ mặt trời đang lao về phía trước theo quy luật vũ trụ giãn nở. Khác xa với khung cảnh bình lặng thường nhật của một quả cầu màu xanh trong hệ mặt trời, hình ảnh ấn tượng đó đã minh họa vận tốc và năng lượng của từ quyển gói gọn trái đất khi nó di chuyển xung quanh quỹ đạo với mặt trời.

    [​IMG]
    Toàn cảnh không gian hỗn loạn quanh trái đất - (Ảnh: NASA)

    Theo Space.com, các chuyên gia NASA đã bắt tay vào phân tích dữ liệu của WIND, phi thuyền từng đi xuyên qua khu vực này ở biên giới của từ quyển tổng cộng 17 lần từ năm 1998 đến 2002. Họ hy vọng sẽ phát hiện thêm nhiều thông tin về sự thay đổi dữ dội của điều kiện môi trường bên trong hệ thống phức tạp, hỗn loạn gọi là “tiền chấn. Trong lúc cả hệ thống từ quyển di chuyển xuyên không gian, nó tạo ra một đường vòng cung thẳng đứng, hay còn gọi là đường sốc vòng cung, giống như tình trạng sóng trước một con tàu đang di chuyển. Phần tiền chấn nằm ngay trước đường sốc vòng cung.

    Trạng thái của tiền chấn thay đổi nhằm phản ứng trước những hạt điện tích phóng từ mặt trời, di chuyển các từ trường và tạo ra những cơn sóng quét dọc theo khu vực. Lynn Wilson, Phó dự án WIND tại Trung tâm bay không gian Goddard ở Greenbelt, Maryland, giải thích việc nghiên cứu khu vực xung quanh những sóng xung kích hỗn loạn này có thể giúp các chuyên gia thiết lập cơ chế dự đoán thời tiết không gian. David Sibeck, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, bổ sung rằng số phận của từ trường trái đất phụ thuộc vào điều gì sẽ diễn ra phía trước đường sốc vòng cung. Nó sẽ ảnh hưởng đến số năng lượng sẽ di chuyển vào bên trong từ quyển. Một khi đã vào trong, các hạt điện tích có thể tạo ra các trận bão từ mạnh khủng khiếp và ảnh hưởng đến hệ thống vệ tinh liên lạc và GPS mà chúng ta phụ thuộc mỗi ngày.

    Theo NASA, càng hiểu hơn về khu vực hỗn loạn phía trước trái đất, giới chuyên gia càng hiểu thêm sự phản ứng của gió mặt trời và những vật liệu khác được tống ra từ ngôi sao trung tâm, cũng như toàn bộ năng lượng trong vũ trụ, có thể xâm nhập vào không gian cận trái đất.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Không gian hỗn loạn quanh trái đất

Share This Page