Sâu bướm kẹt cứng trong hổ phách 44 triệu năm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 22, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 107)

    Sâu bướm cổ đại nhiều khả năng bị vướng vào nhựa cây, sau đó nhựa đông cứng lại, lưu giữ xác sâu suốt thời gian dài.

    [​IMG]

    Hổ phách lưu giữ xác sâu bướm 44 triệu năm. Ảnh: Deutsche Welle.

    Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Bavarian State Collection of Zoology, Đức, phát hiện xác sâu bướm cổ đại trong mảnh hổ phách, hay nhựa cây hóa thạch ở khu vực Baltic, Deutsche Welle hôm 20/11 đưa tin.

    Con vật dài 5 mm, được đặt tên là Eogeometer vadens, thuộc họ bướm Geometridae. Họ này gồm khoảng 23.000 loài. Đây là con sâu bướm Geometridae đầu tiên được tìm thấy trong hổ phách Baltic.

    "Sâu bướm rất hiếm khi mắc kẹt trong hổ phách", đồng tác giả nghiên cứu Axel Hausmann cho biết. Ông giải thích, nguyên nhân có thể là hầu hết chúng hoạt động về đêm. Trong khi đó, nhựa cây thường lỏng hơn dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ ấm áp ban ngày.

    Sâu bướm Geometridae còn gọi là sâu đo. Khác với đa số sâu bướm có 5 cặp chân, Geometridae chỉ có hai hoặc ba cặp. Điều này khiến tư thế bò của chúng khá độc đáo. Chúng uốn cong cơ thể, đưa chân sau đến sát chân trước rồi duỗi ra, tiếp tục lặp đi lặp lại.

    Hóa thạch này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình sinh vật tiến hóa trong thế Thủy Tân (khoảng 34-56 triệu năm trước), khi mối quan hệ giữa thực vật có hoa với các loài bướm đã hình thành và phát triển.

    Thu Thảo (Theo Deutsche Welle)​


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Sâu bướm kẹt cứng trong hổ phách 44 triệu năm

Share This Page