Những khám phá về khu đền Gobekli Tepe tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đảo ngược mọi quan niệm trước đó về quá khứ xa xưa của nhân loại. Công trình bí ẩn thời tiền sử Sau khi khu đền Gobekli Tepe được phát hiện một đỉnh đồi xa xôi tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới giáp ranh Syria, thì các công ty lữ hành nhanh chóng tổ chức hàng loạt tour du lịch đến đây. Du khách tham gia không chỉ gồm các cư dân Thổ Nhĩ Kỳ mà còn đến từ châu Âu và nhiều nước khác. Những chiếc xe buýt sơn trắng, lắp máy lạnh và tivi nối nhau trên con đường gập ghềnh, khúc khuỷu trước khi đi qua một cổng đá lớn. Du khách chầm chậm leo lên đồi, khi tới đỉnh, tất cả dường như bị choáng ngợp bởi khung cảnh nơi này. Toàn cảnh khu đền Göbekli Tepe. (Ảnh: travelingmyself.com) Trước mắt họ, hàng loạt cột đá khổng lồ dựng thành một vòng tròn, cột này tiếp nối cột kia. Toàn bộ các cột đá đều có hình chữ T, cao từ 3 đến 6 mét, được phỏng đoán là hình người cách điệu, dựa trên hình ảnh tứ chi người khắc trên một số cột. Gobekli Tepe gợi nhớ tới bãi đá cổ Stonehenge, tuy nhiên, khu đền này được xây dựng sớm hơn, không được kiến tạo từ đá phiến mà từ những cột đá vôi khắc phù điêu động vật như linh dương, rắn, cáo, bò cạp, lợn rừng, và cả những biểu tượng trừu tượng, đôi khi liên kết thành một cảnh trí. Cột đá hình chữ T được phỏng đoán là hình người cách điệu Về niên đại, Gobekli Tepe hình thành khoảng 11.600 năm trước, tức là 7.000 năm trước Kim Tự Tháp Giza. Đây là ngôi đền cổ nhất từng được biết đến với kết cấu đầu tiên mà loài người đã dựng lên có tầm vóc lớn hơn và phức tạp hơn nhiều những túp lều họ từng nương náu. So sánh với Đại kim tự tháp Giza, Gobekli Tepe còn ẩn chứa bí mật lớn hơn. Các nhà xây dựng thời tiền sử đã ghép các khối đá vuông nặng từ 11 tới 22 tấn thành các cột trụ khổng lồ. Sau đó, họ di chuyển các cột trụ từ bãi đá lên tới khu vực đỉnh đồi có khoảng cách từ 100 tới 500 mét. Đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 200 cột trụ khổng lồ được chôn trong cát. Tại địa điểm này, các cột trụ được dựng lên và những khối đá lớn khác được sắp xếp xung quanh để tạo thành một công trình hình tròn có tường bao quanh. Ở giữa trung tâm đền thờ đặt 2 cây cột cao nhất hướng lên trời như các cột ăng ten. Trên thân các cột trụ có khắc rất nhiều hình thù và mô tả bí ẩn. Các nhà nghiên cứu thế giới đã tuyên bố một loạt các sự kiện có thực trong lịch sử nhân loại đã diễn ra trùng khớp với các hình khắc tiên tri tại Gobekli Tepe. Ước tính, chỉ 5 % huyền cơ tại Gobekli Tepe được giải mã trong khi phần bí ẩn còn lại của công trình tiền sử này vẫn mang tính thách thức đối với khoa học hiện đại. Trong khoảng thời gian Göbekli Tepe được xây dựng, phần lớn nhân loại vẫn sống theo từng nhóm du cư nhỏ, sinh sống nhờ săn bắn và hái lượm. Việc xây dựng công trình này đòi hỏi lượng nhân công khổng lồ, tập trung, điều chưa từng diễn ra trước kia. Những thợ xây có thể cắt, đẽo và vận chuyển 16 tấn đá với chiều cao tổng cộng hàng trăm mét mà không cần đến bánh lăn hoặc thú kéo. Giới khảo cổ học hình dung đoàn người hành hương xưa kia đã tiếp cận ngôi đền từ dưới thấp, khiến những cây cột tựa như những gã khổng lồ. Khi họ đốt lửa lên, những hình thú khắc trên đá nhảy nhót như các sứ giả từ một thế giới tâm linh mà con người thời ấy chỉ mới mường tượng một cách lờ mờ. Göbekli Tepe nhìn từ trên cao Ngày nay, các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục khai quật khu đền Göbekli Tepe và tranh luận về ý nghĩa của nó. Họ cho rằng, khu vực này mang ý nghĩa tối quan trọng trong một chuỗi những khám phá bất ngờ đảo ngược mọi quan niệm trước đó về quá khứ xa xưa của nhân loại. Cách đây 20 năm, đa số các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng mình đã nắm rõ về Kỷ Đồ đá mới (9.600 – 7.300 TCN), cũng là thời kỳ Göbekli Tepe ra đời. Thế nhưng trong những năm gần đây, khu đền đã hé lộ những điều khiến họ phải cân nhắc. Giờ đây, nếu đặt chân tới Göbekli Tepe, ta có thể chứng kiến cảnh các du khách, sau giây phút choáng ngợp, bắt đầu dùng máy ảnh và điện thoại lưu lại những khung hình tuyệt đẹp. Đa số những trung tâm tôn giáo lớn của thế giới, trong quá khứ lẫn hiện tại, đều trở thành điểm đến của người hành hương như Vatican, Mecca, Jerusalem, Bodh Gaya, Cahokia... Và khu đền Göbekli Tepe rất có thể là công trình đầu tiên trong số đó, khởi nguồn của những hình mẫu kiến trúc tôn giáo. Từ Göbekli Tepe trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, ta có thể thấy chính cảm thức của con người về cái linh thiêng, cũng như tình yêu dành cho những cảnh quan hùng vĩ, đã sản sinh ra nền văn minh nhân loại. Điều đáng kinh ngạc nhất nằm ở một số cột trụ dùng để xây dựng Gobekli Tepe có trọng lượng từ 40 tới 60 tấn, gây đau đầu cho các nhà khoa học trong việc phán đoán phương pháp vận chuyển và thi công công trình. Đối với kỹ thuật xây dựng ngày nay, việc đục đẽo, vận chuyển và thi công các khối đá chục tấn cũng không phải là một yêu cầu đơn giản. Vậy người tiền sử lạc hậu sống ở thời điểm 10 nghìn năm trước Công Nguyên đã làm cách nào để có thể thực hiện kỳ công như vậy? Theo thuyết "hành tinh thứ 12" có nhắc tới giả thuyết về việc tồn tại cư dân của một hành tinh bí ẩn nằm trong hệ Mặt Trời. Cư dân của hành tinh thứ 12 có nền văn minh phát triển rực rỡ đã khám phá ra Trái Đất ở thời kỳ cổ đại và chính họ đã để lại dấu ấn qua việc tạo ra nhiều công trình vĩ đại. Một loạt các công trình vĩ đại cổ xưa phải chăng đã được xây dựng hoặc hỗ trợ bởi cư dân nền văn minh ngoài Trái Đất. Trên khắp thế giới ngày nay vẫn tồn tại rất nhiều các công trình cổ đại được tạo từ những khối đá khổng lồ, đó được xem như nét đặc trưng trong lối xây dựng của cư dân thuộc hành tinh thứ 12. Những người ủng hộ thuyết người ngoài hành tinh tin rằng các công trình đá khổng lồ với đỉnh cao chót vót được sử dụng như một hệ thống định vị cho các chuyến bay từ hành tinh khác tới Trái Đất. Ngoài giả thuyết có sự can thiệp từ nền văn minh ngoài Trái Đất, các giả thuyết khác chưa thực sự hợp lý để được số đông đón nhận. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV