Tai họa khi cho trẻ dùng nhầm thuốc người lớn

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jan 29, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 478)

    Nhiều người nghĩ trẻ cũng giống như người lớn, cùng loại thuốc chỉ cần giảm liều lượng đi là được. Thực tế, có loại người lớn dùng được, nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì cấm.
    Mới đây tại Bệnh viện Nhi Nghệ An, một bé gái 6 ngày tuổi đã tử vong sau khi tiêm thuốc. Nguyên nhân được xác định là bác sĩ đã kê thuốc chống chỉ định trẻ dưới 6 tháng tuổi cho cháu.
    Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, những trường hợp nhầm thuốc như trên không phải là chuyện hiếm gặp. Một nguyên tắc khi dùng thuốc là trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ. Có những thuốc người lớn chịu đựng rất tốt nhưng trẻ không chịu đựng được, thậm chí là không dùng.
    Lấy ví dụ loại quen nhất là các thuốc có chế phẩm thuốc phiện, người lớn có thể uống, hút thuốc phiện nhưng với trẻ là chống chỉ định. Lý do vì nó có thể gây ngừng thở, ngộ độc, thậm chí là dẫn đến tử vong.
    Như loperamid, một chế phẩm của thuốc phiện được dùng để chữa tiêu chảy cho người lớn. Nhưng với trẻ dưới 2 tuổi thì cấm dùng.
    [​IMG]
    Việc sử dụng thuốc ở trẻ cần rất thận trọng, đặc biệt là với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ảnh minh họa: N.P.
    Hay các thuốc ho, có rất nhiều loại có chế phẩm thuốc phiện như codein, dùng cho người lớn, nhưng không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Thậm chí, có những loại liều lượng cao còn cấm cả trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh thì cấm tuyệt đối. Trong bệnh viện, một số trường hợp có thể dùng nhưng phải có chỉ định của bác sĩ, rất nghiêm ngặt, phó giáo sư Dũng cho biết.
    Theo ông, codein có tác dụng giảm đau là chính, ngoài ra có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não. Tuy vậy thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Ngoài ra, thuốc có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Vì vậy không nên dùng thuốc để giảm ho ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
    Dextromethorphan cũng là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não cần thận trọng và không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh năng có ứ đọng nhiều đờm dãi. Mặc dù độc tính thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.
    Phó giáo sư Dũng nhấn mạnh, trên thế giới, người ta quy định không nên kê các thuốc ho cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Lý do là vì thuốc ho thực chất là chỉ để giảm ho, chữa triệu chứng, nhưng ở trẻ ho không làm bé mệt hơn, ho rất ít. Vấn đề là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa, chứ không chữa triệu chứng. Nếu là ho đơn thuần thì không sao, không cần dùng thuốc, để tự nhiên, theo dõi, quan trọng là chăm sóc như hút mũi, xịt mũi làm giảm ho.
    Bên cạnh đó, các thuốc nhỏ mũi gây co mạch cũng không dùng cho trẻ dưới 2 tháng, hạn chế kê cho trẻ sơ sinh mà chỉ dùng nước muối sinh lý. Các thuốc này không chỉ co mạch mũi mà co các mạch khác, làm tăng huyết áp, nặng có thể dẫn đến tử vong. Bệnh viện từng tiếp nhận cấp cứu cho bé nhập viện trong tình trạng xanh tái vì co các mạch máu dưới da.
    Hay như thuốc chống dị ứng chlopheniramin, là một loại kháng histamin, không nên dùng cho trẻ sơ sinh vì có thể gây ức chế hô hấp, làm quánh đờm. Nếu sử dụng quá liều có thể gây co giật, tử vong.
    Một loại thuốc đang bị lạm dụng nhiều hiện nay là kháng sinh. Nhiều người cứ nghĩ con ho, có đờm đặc, ho lâu ngày... là những biểu hiện cần phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, thực chất, theo bác sĩ, uống kháng sinh nhiều làm trẻ kém ăn, chán ăn, có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ kém đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi. Kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn nhưng hoàn toàn vô dụng với virus.
    "Có những thuốc người lớn dùng không độc hại gì nhưng trẻ con lại rất nguy hiểm. Chuyển hóa thuốc của người lớn và trẻ con khác nhau, đặc biệt là những thuốc thấm được vào não thì phải rất chú ý cho trẻ. Có một số thuốc chống chỉ định hoàn toàn cho trẻ nhỏ", phó giáo sư Dũng nói.
    Phương Trang
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tai họa khi cho trẻ dùng nhầm thuốc người lớn

Share This Page